Giúp HS sau bài học HS:
- Nhận biết cấu tạo vần eng - iêng, tiếng xẻng, chiêng.
- Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ, eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Đọc đúng các từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng và câu ứng dụng.
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiêng ba chân.
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài 55: vần eng - Iêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t mẫu vần inh, máy vi tính. (lưu ý nét nối giữa các con chữ).
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* ênh (quy trình tương tự)
*HĐ 4: đọc từ ngữ ứng dụng.
- HS khá, giỏi đọc trước. HS TB yếu đọc lại.
? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. HS lên bảng làm.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ. đình làng, bệnh viện,…
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm,lớp,cá nhân.
tiết 2
*HĐ 1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc,ýH K, G theo dỏi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm , cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. 2-3 HS đọc lại.
*HĐ2: luyện víêt.
- HS viết vào vở tập viết vần:inh,ênh,máy vi tính,dồng kênh vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu,nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS khá giỏi đọc tên bài luyện nói: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy vi tính. (HS TB, yếu đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những loại máy gì. (HS K, G trả lời).
? Chỉ và nêu tên các loại máy có trong tranh. (HS K, G nêu: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính).
? Trong các loại máy em đã biết máy gì. (HS K, TB trả lời).
? Máy cày để làm gì thường thấy ở đâu.(HS K, G trả lời: Cày, ở ngoài đồng).
? Máy nổ dùng để làm gì ? Máy khâu dùng làm gì. (HS K, G trả lời).
? Em còn biết những máy gì nữa chúng dùng làm gì. (HS K, G trả lời).
- GV gọi các cặp HS luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những cặp HS trả lời lưu loát.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Hãy tìm những có vần vừa học.
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 59.
toán
phép trừ trong phạm vi 9
I/Mục tiêu:
*Giúp h/sinh.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
II/ Chuẩn bị:
- GV: sử dụng bọ đò dùng dạy học toán lớp 1(HĐ1).
- HS: bộ đồ dùng học toán 1,bảng con,phấn,vở b/t.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 9.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (bài cũ
*HĐ1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 9-1=8 và9-8=1.
Bước 1:GV cài lên bảng 9 hìng tam giác(như sách GK).Y/c HS K, G nêu bài toán HS Y nhắc lại,chẳng hạn:”tất cả có 9 hình tam giác bớt đi một hình.Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”.
Bước 2: gọi HS nêu câu trả lời và hướng dẫn HS nêu đầy đủ:(9 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 8 hình tam giác).
-GV gợi ý HS nêu”9 bớt 1 còn 8”. HS tự nêu phép tính và kết quả: 9-1=8.
- HS dùng bảng cài ghép phép trừ 9-1=8.Gv nhận xét,ghi bảng và cho hs đọc.
Bước 3: GV hướng dẫn hs quan sát hình vẽ trong SGK tự nêu kết quả của phép trừ.Hs dùng bảng cài và ghép phép tính 9-8=1.Gv nhận xét,ghi lên bảng và cho hs
đọc.Sau đó cho hs đọc lại cả hai công thức:9-1=8 và 9-8=1.
b/ HD hs thành lập các công thức:9-2=7,9-7=2 và 9-3=6,9-6=3 và 9-5=4,9-4=5.
Tiến hành tương tự như ở phần a.
*Chú ý: HS nhìn hình vẽ nêu kết quả của phép tính không cần thiết phải lặp lại tuần tự các bước như trên.
c/ HD HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
- Cho HS đọc lại các côngh thức ghi trên bảng.
- Chủ yếu gọi HS TB,Y đọc còn hs khá giỏi theo dỏi đọc nhẩm và nhận xét.
- GVxóa từng phần rồi toàn bộ công thức và tổ chức cho hs thi đua lập lại(nói,viết,...)
các công thức đó.
*HĐ2 :hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1:gọi hs nêu y/c của bài tập rồi làm bài vào bảng con và chửa bài.(lưu ý hs
phải viết các số thật thẳng cột).
Bài 2:Gv ghi đè lên bảng.Gọi hs nêu cách làm,hs nối tiếp nêu kết quả.
- Bài này nhằm củng cố về mối quan hệ phép cộng và phép trừ
Bài 3:HS nêu y/c của bài.GV kẻ bài lên bảng và HD bài mẫu,gọi 4 HS giỏi,khá,TB,Y lên bảng làm.
- Gv nhận xét chốt kết quả đúng trên bảng.
Bài 4:hs nêu y/c bài và làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi để nêu bài toán và ghi phép tính gì vào ô trông cho thích hợp.Gọi HS TB lên bảng làm,ở dưới làm vào bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
3 /Củng cố,dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1,2,4 vào vở bài tập và xem trước bài:luyện tập.
ÂM nhạc
(Thầy Long soạn và dạy)
Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2007
học vần
bài 59: ôn tập
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Giúp HS sau bài học HS có thể:
- Hiểu được cấu tọa các vần đã học trong tuần.
- Đọc,viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh.
- Đọc đúng các từ,câu ứng dụng trong bài,đọc được các từ,câu chứa các vần đã học.
Nghe, hiểu và kể tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong chuyện kể Quạ và Công.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sách TV1, tập một.
- Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng ng và nh (tr 120 SGK).
- Tranh minh họa các từ, câu ứng dụng, truyện kể Quạ và Công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trong sách GK: đình làng, thông minh,bệnh viện,ễnh ương.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: tiết 1.
* Giới thiệu bài.
*HĐ1: Ôn tập các vần vừa học.
- HS khá, giỏi lên bảng chỉ và đọc các chữ đã học, HS TB, yếu lên đọc lại.
- GV đọc âm,HS TB lên chỉ chữ.
- HS khá đọc âm, HS yếu lên chỉ chữ trên bảng.
* HĐ 2: Ghép âm thành vần.
- HS dùng bộ chữ ghép các vần,từ chữ ở các cột dọc với chữ ở các dòng ngang.
- GV q/s giúp đỡ HS TB, Y và nhận xét.
- GV gọi HS lần lượt đọc lại bảng ôn.
* HĐ 3: Đọc từ ngữ.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, yếu đọc lại sau đó cho HS đọc nhóm, lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm và giải thích thêm một số từ ngữ cần thiết.
* HĐ 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu từ: bình minh.
- HS viết bảng con: bình minh.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS.
Lưu ý: HS vị trí dấu thanh và các chữ trong từ.
tiết 2
* HĐ 1: Luyện đọc.
- Hí khá đọc lại bài ôn ở tiết trước.
- HS lần lượt đọc các vần trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo:nhóm,bàn,cá nhân.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đọc câu ứng dụng:
- HS q/s tranh và nêu nội dung câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, yếu đọc sau. GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS khá, giỏi đọc trơn.
*HĐ2: Luyện viết.
- HS tập viết các tữ ngữ của bài trong vở tập viết.
- GV quan sát uốn nán giúp đỡ HS TB, yếu,
- GVnhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Kể chuyện.
- HS khá giỏi nêu tên bài kể chuyện Quạ và Công. HS TB, yếu đọc lại.
- GV kể lại diễn cảm câu chuyện, có kèm theo các tranh minh họa.
- HS thảo luận nhóm về nội dung của bức tranh. GV quan sát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Cử đại diện nhóm thi kể chuyện theo tranh.
- GV nhận xét và khen ngợi những HS kể đúng và hay.
- HS giỏi nêu ý nghĩa câu chuyện, HS K, TB, Y nhắc lại.
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
? Hãy tìm các tiếng chứa vần vừa ôn tập.
- Dặn HS học làm bài vào vở bài tập và xem trước bài 60.
tự nhiên xã hội
bài 14: an toàn khi ở nhà
I/ Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Kể tên một số vật sác nhọn trong nhà có thể gây đứt tay,chảy máu.
- Sác định một số vật trong nhà có thể gây nóng,bỏng và cháy.
- Số điện thoại để báo cứu hỏa(114).
II/ Chuẩn bị:
- GV:các hình vẽ trong sách GK,vở bài tập TNXH1.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* HĐ1: Quan sát.
Mục tiêu:biết cách phòng tránh đứt tay.
Cách tiến hành:
Bước 1:GVữhớng dẫn HS quan sát các hình trang 30 SGK.
? Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì.
? Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong các hình.
Bước 2:một số HS trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi kết luận, HS trung bình,yếu nhắc lại.
- GV : Khi phải dùng dao hoặc nhữmg đồ dể vỡ và sắc,nhọn,cần phải cẩn thận để tránh đưta tay.
* HĐ 2: Đóng vai.
Mục tiêu:nên tránh chơi gần lữa và những chất gây cháy.
CTH:
Bước 1:GV chia mỗi nhóm 4 em giao nhiệm vụ cho các nhóm.
? Quan sát các hình vẽ trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 2: các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.
GV kết luận:
- Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy ở trong màn hay để gần những đồ dùng dể bắt lửa.
- Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy...
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 15.
thủ công
bài 14: gấp các đoạn thẳng cách đều
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết:
- HS biết cách gấp và gấp được đoạn thẳng cách đều.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều.Tranh quy trình các nếp gấp.
- HS: giấy màu,vở thực hành thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS q/s mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều (h1) và nhận xét:chúng cách đều nhau,có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
* HĐ 2: GV hướng đẫn mẫu cách gấp.
a. Gấp nếp thứ nhất.
- GV gim tờ giấy mầu lên bảng mặt màu áp sát vào mặt bảng.
- GV gấp mép giấy vào một ô theo đường dấu của giấy.
b. Gấp mép thứ hai.
- GV gim lật lại tờ giấy để gấp nếp thứ hai.Cách gấp giống như nếp gấp thứ nhất(h3).
c. Gấp nếp thứ ba.
- GV lật lại tờ giấy và gim mẫu gấp lên bảng.Tiến hành gấp như nếp một và hai(h4).
d. Gấp các nếp gấp tiếp theo.
- Các nếp gấp tiếp theo thực hiện như các nếp gấp trước (h5).
*HĐ3: HS thực hành.
- Gọi HS khá giỏi nhắc lại cách gấp, HS TB, Y nhắc lại.
- HS thực hành gấp. GV q/s giúp đỡ HS TB, Y hoàn thành sản phẩm.
- Sản phẩm cuối cùng được dán vào vở thủ công.
- GV thu và chấm và nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nêu cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thủ công tiết sau học bài (gấp cái quạt).
sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp:
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi:Nhảy đúng nhảy nhanh.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- GA CHAT T 14.doc