Kế hoạch dạy học bài: Hoa học trò

Kế hoạch dạy học bài: HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

a. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

b. Đọc đúng các từ: khít nhau, nỗi niềm, tán hoa lớn

c. Đọc đúng, giọng điệu phù hợp.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ: phần tử, vô tâm, tin thắm

II. Đồ dùng dạy học:

-SGK.

-Tranh ảnh về cây, hoa phượng.

-Thẻ từ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học bài: Hoa học trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học bài: HOA HỌC TRÒ I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: a. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. b. Đọc đúng các từ: khít nhau, nỗi niềm, tán hoa lớn… c. Đọc đúng, giọng điệu phù hợp. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa các từ: phần tử, vô tâm, tin thắm… II. Đồ dùng dạy học: -SGK. -Tranh ảnh về cây, hoa phượng. -Thẻ từ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 học sinh đọc thuộc lòng một đoạn thơ theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi trong SGK. Và một học sinh đọc cả bài và phát biểu nội dung của bài thơ. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động mong đợi ở học sinh -Hỏi: tết này các em có đi đâu chơi có thể kể lại cho cô và các bạn trong lớp cùng nghe? -Đi chợ hoa em thấy có những hoa gì? -Mùa xuân là thời điểm cho hoa mai (ở miền Nam) cũng như hoa đào (ở miền Bắc) được dịp khoe sắc. -Đố các bạn sau mùa xuân là mùa gì? -Có hoa gì đặc trưng nở vào mùa hè? -Và hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em một loại hoa mang tên “hoa học trò”, các em có đoán được đây là hoa gì không? -Treo tranh hoa phượng và mời một vài HS tả lại hoa theo cách của mình. -Mời một vài HS nhận xét. -GV nhận xét: mỗi bạn đều có cách cảm nhận và cách diễn đạt rất khác nhau khi tả về hoa phượng và tác giả Xuân Diệu cũng thế thậm chí ông còn gọi tên hoa cũng rất khác và rất đặc biệt, vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “ hoa học trò” theo cách cảm nhận của Xuân Diệu qua bài “ Hoa học trò”. -Đầm Sen, Suối Tiên, đi chợ hoa chụp hình… -Hoa: mai, lan, cúc, vạn thọ,… -Mùa hè (mùa hạ). -Hoa phượng. -Hoa phượng. -HS thực hiện. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. 2. Luyện đọc: -Nhằm đạt mục tiêu 1a, 1b, 2. -Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân,toàn lớp. Hoạt động của thầy Hoạt động mong đợi ở học sinh - Mời HS đọc nối tiếp theo dãy (6HS). - GV nhận xét. - GV mời HS đọc nối tiếp lần 2 theo dãy. -GV nhận xét. -Mời 1 HS đọc phần chú giải trong GSK. - Còn từ nào khó? - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 3. - GV nhận xét. - GV cho HS đọc nhóm đôi. - Mời 1 HS đọc toàn bài. - GV nhận xét. - GV đọc mẫu. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS trả lời nếu có. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. 3. Tim hiểu bài Hoạt động của thầy Hoạt động mong đợi ở HS -Yêu cầu học sinh tìm ra những đặc điểm về cây, hoa, lá phượng trong bộ thẻ từ mà GV phát, sau đó xâu chuỗi những từ khoá ấy lại làm thành một đoạn văn miêu tả và lên giới thiệu trước lớp (làm việc theo nhóm). Bộ đồ dùng dạy học ở phần phục lục. -Ở kết quả của mỗi nhóm GV sẽ chọn ra một số từ cũng như một số hình ảnh cần giải thích: +Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? +Khít nhau?(kết hợp với tranh, hình ảnh để HS giải thích). +Vì sao vừa buồn vừa vui mới thực sự là nỗi buồn bông phượng? +Phần tử ?(GV có thể lấy VD ngay trong lớp học để HS giải thích) +Như vậy các em có thể nêu vắn tắt vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? +Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian như thế nào? +Sau phần tìm hiểu bài bạn nào có thể phát biểu nội dung của bài này là gì? - HS thực hiện. +Vì đây là loài cây rất gần gũi với học trò. Cây thường được trồng ở sân trường. Khi hoa nở cũng là lúc HS phải thi học kì, đồng thời báo hiệu kỳ nghỉ hè của HS đến. Cây phượng gắn nhiều kỷ niệm với tuổi học trò. +Hoa phượng nằm san sát nhau không có khoảng trống giữa chúng. +Vui vì các em được nghỉ hè, được đi chơi cùng gia đình sau một năm Học. Nhưng buồn vì phải xa thầy cô và bạn bè trong một thời gian khá dài. +Một bộ phận, một phần trong cái chung. ŸHoa phượng màu đỏ rực, không phải là một đoá, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. ŸTán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. +Bình minh hoa phượng mang một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu, ngày xuân số hoa tăng lên màu cũng đậm dần. Số hoa mỗi ngày một tăng lên, rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi màu hoa phượng cũng rực lên. +Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với học trò. 4. Luyện đọc diễn cảm đoạn 1: Hoạt động của thầy. Hoạt động mong đợi ở học sinh. -GV cho HS đọc thầm và gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc. - Mời 1 HS đọc những từ mình đã gạch chân, mời một vài HS bổ sung nếu có. -Mời một vài HS đọc diễn cảm đoạn 1. Sau đó cho HS nhận xét. -GV đọc mẫu. -Nhóm cử đại diện lên thi đua đọc diễn cảm. - HS thực hiện. -HS thực hiện. -HS thực hiện. -HS lắng nghe. -HS thực hiện. Giáo dục học sinh: -Khi hoa phượng nở là báo hiệu kỳ thi học kỳ sắp đến vì vậy các em cần phải học tập thật tốt để chuẩn bị cho kỳ thi của mình, có như vậy chúng ta mới có được kỳ nghỉ hè vui vẻ với kết quả học tập tốt. Nhưng khi nghỉ hè chúng ta cũng đừng quên việc học của mình mà phải ôn tập thường xuyên để không quên bài vở. 5. Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại ý chính của bài. -GV nhận xét. -Yêu cầu HS chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ. IV. Phụ lục: N1+3: - Là hoa học trò. - Mọc thành từng đoá. - Lá ban đầu còn xếp lại dần dần xoè ra. - Có màu cam rực rỡ. - Phượng đây là cả một vùng. - Hoa càng đỏ lá lại càng xanh. N2+5: - Cả một góc trời đỏ rực. - Tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. - Vừa buồn vừa vui mới thực sự là nổi buồn bông phượng. - Phượng báo tin thắm. - Phượng nở rất ít và mỗi cành chỉ có một vài bông. - Phượng nở vào mùa đông. - Hoa nở bao trùm cả cây trông như một chiếc dù hoa khổng lồ. N4+6: - Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội. - Hoa nở như hàng ngàn con bướm trắng xinh đẹp. - Bình minh hoa phượng màu đỏ còn non. - Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. - Lá phượng xanh um, mát rượi và ngon lành như lá me non. - Màu phượng đỏ rực khắp sân trường, đường phố là dấu hiệu báo hiệu kỳ nghỉ hè đã đến.

File đính kèm:

  • dochoa hoc tro.doc
Giáo án liên quan