Bài giảng Học vần bài 30 : vần ua và Ưa

Giúp HS :

- HS đọc và viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc được từ ứng dụng cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia và câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủđề: Giữa trưa

 

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài 30 : vần ua và Ưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu bài tóan. (Viết phép tính thích hợp). - GV cho HS quan sát từng tranh và nêu bài toán cùng với phép tính tương ứng. - HS tự làm bài vào vở BT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. - GV thu bài chấm và nhận xét. Bài 4: Hướng dẫn HS về nhà làm . 3. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi: Khi cộng một số với 0 ( hay 0 cộng với một số) thì kết quả nó như thế nào? - Dặn HS về nhà làm bài tập 4 trong vở bài tập và xem trước bài 32. ÂM nhạc (Thầy Long soạn và dạy) Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2007 học vần bài 33 : ui - ưi I/ Mục đích,yêu cầu: * Giúp HS sau bài học HS: - HS đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. - Đọc đúng câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. - Phát triển lời nói theo chủ đề: Đồi núi. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bộ chữ dạy tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa câu ứng dụng(HĐ 3; T 2). Tranh minh họa phần luyện nói ( HĐ3 – T2) HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - Gọi 2 - 4 HS K,TB lên bảng đọc và viết : cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi... 1 HS K đọc câu ứng dụng của bài 33. - GV nhận xét cho điểm . 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (qua bài cũ). *HĐ1: Nhận diện vần ui. - HS đọc trơn vần ui.(Cả lớp đọc ) ? Phân tích vần ui. (HS: TB , Y phân tích; HS : K, G bổ xung) ? So sánh vần ui với oi. (HS: K,TB so sánh, HS: Y lắng nghe và nhắc lại). -HS dùng bộ chữ ghép vần ui . (Cả lớp ghép – 1 HS : TB lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần ui. (HS : đánh vần lần lượt ). GV: Lưu ý gọi HS: TB, Y đánh vần. ? Muốn có tiếng núi ta phải thêm âm và dấu gì . (HS : K, TB trả lời Y nhắc lại) ? Phân tích tiếng núi . (HS :TB,Y phân tích; HS: K,G nhận xét, bổ xung). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép. (HS: đồng loạt ; 1 HS: TB lên bảng ghép)- GV nhận xét . ? Đánh vần tiếng núi . (HS :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại). - GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: đồi núi. - HS ghép từ đồi núi. (Cả lớp ghép, 1 HS K lên bảng ghép). GV nhận xét. - HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : đồi núi. (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS *HĐ 3 : Hướng dẫn viết. - GV viết mẫu vần ui, đồi núi .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ như: đ với vần ôi và vị trí của dấu...(HS: Quan sát ) - HS viết bảng con; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. * Vần : ưi ( Quy trình tương tự ) *HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng: ( HS: K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại ) ? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: túi, vui, gửi, ngửi mùi). - GV có thể giải thích một số từ ngữ: vui vẻ, gửi quà... - GV đọc mẫu. - HS đọc lại nhóm, lớp, cá nhân. tiết 2 *HĐ1: Luyện đọc. - HS luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc ) - GV nên gọi HS TB, Y luyện đọc nhiều hơn, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS khá giỏi đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - GV chỉnh sửa lỗi cho HS. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K, TB tìm trước HS Ynhắc lại: gửi, vui) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện viết vào vở tập viết. - HS viết vào vở tập viết vần: ui, ưi, đồi núi, gởi thư. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV nhận xét và chấm bài cho HS. *HĐ3: Luyện nói. - HS đọc tên bài luyện nói: Đồi núi.(HS: K,G đọc trước, HS TB,Y nhắc lại). - GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát thảo luận theo cặp và theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ gì. (HS: Đồi núi). ? Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên những vùng nào có đồi núi . (HS: Đồi núi thường có ở vùng cao, vùng xa..). ?ảTên đồi núi thường có những gì.. (HS: có đá, cây ...). ? Quê em có đồi núi không? Đồi khác núi ở chỗ nào (HS: Có đồi núi; đồi thấp, núi cao...). - GV q/s giúp đỡ 1 số cặp. Còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp (HS : Các cặp lần lượt luyện nói) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. ( theo thứ tự và không theo thứ tự) ? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm) -Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 35. tự nhiên xã hội bài 8: ăn, uống hằng ngày I/ Mục tiêu: * Giúp HS biết: - Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lờn và khẻo mạnh. - Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khẻo tốt. - Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước. II/ Chuẩn bị: GV: Các hình trong bài 8 SGK. HS: Vở BT. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải đánh răng, rữa mặt đúng cách? - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: Khởi động: Trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”. + Mục tiêu: Gây hương phấn trước khi vào bài học và giới thiệu bài. - GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm các động tác. (HS: Lắng nghe và quan sát). - Học sinh thực hiện chơi 1 – 2 lần. GV giới thiệu bài mới. *HĐ1: Động não. Mục tiêu: HS nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn và uống hằng ngày. CTH: Bước 1: GV hướng dẫn. ? Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày. - Cả lớp suy nghĩ và lần lượt từng em kể. - GV viết lên bảng tất cả những thức ăn HS vừa nêu. (Khuyến khích các em nêu càng được nhiều càng tốt). Bước 2: HĐ cả lớp. - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ở trang 18 SGK. Sau đó chỉ và nêu tên từng loại thức ăn trong mỗi hình. (HS: TB, Y chỉ và nêu; HS: K, G nhận xét bổ xung). ? Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó. ? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn. (HS suy nghĩ trả lời). - GV kết luận: Các em nên ăn nhiều loại thức ăn sẻ có lợi cho sức khỏe. *HĐ2. Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hằng ngày. CTH: Bước 1: HS hoạt động theo nhóm đôi. - GV hướng dẫn HS quan sát từng nhóm hình ở trang 19 SGK và suy nghĩ trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi : ? Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể. ( HS: nhóm đầu tiên) ? Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt. ( HS: nhóm các bạn đang dơ điểm 10) ? Các hình nào cho biết các bạn có sức khỏe tốt. ( HS: nhóm các bạn đang vật nhau) ? Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày. ( HS G trả lời) Gv quan sát và giúp đỡ HS TB,Y. Bước 2: - Một số HS phát biểu trước lớp theo từng câu hỏi của GV. GV kết luận: Chúng ta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt. *HĐ3: Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: Biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khỏe tốt. CTH: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm ( 2 nhóm, mỗi nhóm 7 - 8 em) GV lần lượt đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận: ? Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống. ? Hằng ngày em ăn mấy bữa, và những lúc nào. ? Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV gọi lần lượt HS lên trả lời trứơc lớp. GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát + Hằng ngày cần ăn ít nhát là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối. + Không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính để trong bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng hơn. 3 Củng cố, dặn dò: - GV nêu câu hỏi: ? Tại sao chúng ta cần phải ăn , uống hằng ngày. (HS: K, G trả lời TB,Y nhắc lại) - Dặn HS về nhà kể lại cho mẹ và những người thân trong gia đình những điều em đã học ở bài này. Xem trước bài 9. thủ công bài 3: xé, dán hình cây đơn giản(tiết 1) I/ Mục tiêu: * Giúp HS: - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. - HS bước đầu xé được tán lá cây, thân cây. II/ Chuẩn bị: - GV: Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. Giấy, bìa, kéo, keo... - HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, giấy kẻ ô li, bút chì, keo, khăn lau tay. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: GV kiểm tra đồ dùng của HS. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem bài mẫu và hướng dẫn HS quan sát nhận xét. ? Cây có hình dáng như thế nào. (HS: cây to, nhỏ, cao ...). ? Cây có mấy bộ phận. ( HS: K,G trả lời, Y nhắc lại) ? Thân cây màu gì? Lá cây màu gì.( HS: TB, Y trả lời, K,G nhận xét) - GV nhấn mạnh cho HS nhớ: Tán lá cây có màu sắc khác nhau như: màu xanh đậm, xanh nhạt, màu vàng, màu nâu... em hãy ghi nhớ đặc điểm của tán lá cây đó để tập xé, dán cho đúng màu. *HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu . a/ Xé hình tán lá cây. Xé tán lá cây tròn - GV làm các thao tác mẫu. - Lấy một tờ giấy thủ công màu xanh, đếm ô, đánh dấu và vẽ và xé một hình vuông có cạnh là 6 ô (như hình 1). - GV làm thao tác xé 4 góc theo đường cong. ( H2a) - Sau khi xé xong chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây hình 2b. Chú ý: GV có thể làm lại thao tác đánh dấu, vẽ hình tán lá cây và các thao tác xé 2 đến 3 lần để HS TB, Y quan sát kĩ. Xé tán lá cây dài - GV làm các thao tác mẫu. - Lấy một tờ giấy thủ công màu xanh đậm, đếm ô, đánh dấu và vẽ và xé một hình chữ nhật có cạnh dài là 8ô, cạnh ngắn 5 ô (như hình 3). - GV làm thao tác xé 4 góc không cần đều nhau. ( H4a) - Sau khi xé xong chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài (H4b) b/ Xé hình thân cây. - GV làm các thao tác mẫu. - Lấy một tờ giấy thủ công màu nâu, đếm ô, đánh dấu và vẽ và xé một hình chữ nhật có cạnh dài là 6 ô, cạnh ngắn 1 ô và 1 HCN khác cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1ô (như hình 5a). Sau đó xé ra như ( H5b ). - GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, tập đánh dấu, vẽ, xé hình tán lá tròn, dài và hình thân cây như GV vừa hướng dẫn. HS thực hành. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại các thao tác khi vẽ và xé hình tán lá cây. - Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán để tiết sau thực hành “Xé dán hình hình cây đơn giản”( tiết 2). sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp * Sinh hoạt lớp: - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ. - GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân. - Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần. - Tổ chức trò chơi: Diệt các con vật có hại. - Phổ biến nội dung tuần tới.

File đính kèm:

  • docGA CHAT T 8.doc
Giáo án liên quan