Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được âm o, c, bò, cỏ.
- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề vó bè.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ các từ khoá bò, cỏ và câu ứng dụng.
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần âm o, c tuần III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số chỉ số lượng đó
- Học sinh quan sát
* Đối với tranh trái, giáo viên hỏi:
- Bên trái có mấy con bướm?
- Bên trái có 2 con bướm
- Bên phải có mấy con bướm
- Bên phải có 1 con bướm
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm không?
- Có: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm
* Giáo viên giới thiệu: “ Hai con bướm nhiều hơn 1 con bướm; 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn”
- Ta nói: 2 lớn hơn 1
- Viết 2>1
- Dấu > đọc là “lớn hơn”
- 3 học sinh nhắc lại: 2 lớn hơn 1
* Đối với tranh phải: Tương tự học sinh rút ra được 3>2
- Học sinh nghe
b) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Hướng dẫn viết dấu lớn hơn >
- Học sinh viết dấu > vào vở
Bài 2: Hướng dẫn học nêu cách làm
- Cho học sinh quan sát tranh đầu tiên ở bên trái và nêu cách làm
- Học sinh làm vào SGK
5>3; 3>1
4>2
Bài 4: Viết dấu > và ô trống
- Học sinh làm bằng bảng con
3>1 ; 5 > 2
4> 2 ; 3 > 2
4>1; 4>3
c) Hoạt động 3: Trò chơi
Thi đua nối nhanh?
Nối mỗi ô vuông và 1 hay nhiều số thích hợp
- Học sinh nhắc lại cách chơi
- Học sinh thi đua nói nhanh trên bảng lơp.
Bài 5: Trò chơi: Thi đua nối nhanh
- Học sinh lên thi đua nối
4. Củng cố dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài, nhận xét giờ
- Về nhà làm bài tập 3 (20), chuẩn bị bài dấu >
Học vần
Bài 12: Âm i ; a
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc, viết được i, a, bi, cá
- Đọc được câu ứng dụng: Bé Hà có vở ô li
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- SGK + Vở bài tập về nhà
III. Hoạt động
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 đến 3 em đọc và viết: lò cò, vở cỏ
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Bé có vở, bé vẽ cờ
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài – ghi bảng
b) Dạy chữ ghi âm: Âm i
* Nhận diện chữ:
- Chữ i gồm 1 nét xiên phải và 1 nét móc ngược. Phía trên nét móc có dấu chấm
Cho học sinh so sánh chữ i với các đồ vật, sự vật trong thực tế
* Phát âm và đánh vần tiếng
- Giáo viên phát âm mẫu; chỉnh sửa phát âm cho học sinh
- Học sinh phát âm
Trong tiếng bi âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
- b đứng trước, i đứng sau
- Đánh vần: bờ – i – bi
- Học sinh đánh vần: Cá nhân, cả lớp
Âm a
* Nhận diện chữ
- Chữ a gồm 2 nét (một nét cong hở phải và một nét móc ngược)
- So sánh chữ a và chữ i
- Giống: Đều có nét móc ngược
- Khác: a có thêm nét cong hở
* Phát âm và đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu; chỉnh sửa phát âm cho học sinh
- Học sinh phát âm
* Đọc tiếng, từ ứng dụng
- Học sinh đọc tiếng ứng dụng (Cá nhân, nhóm, bàn)
- Giáo viên đọc, giải thích các TN ứng dụng
- 2 em đọc TN ứng dụng
* Đọc tiếng, từ ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ viết mẫu
- Hướng dẫn học sinh tập viết
- Học sinh tập viết vào bảng con
Giải lao: Trò chơi: Diệt con vật có hại
Tiết 2: Luyện tập
1. Luyện đọc
- Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: i, a, bi, cá
- Đọc tiếng, từ ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- Học sinh thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét chung
- Giáo viên chỉnh sửa và đọc mẫu câu ứng dụng
2. Luyện nói
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: “lá cờ”
- Trong sách có mấy lá cờ?
- Lá cờ Tổ Quốc nền màu gì?
- ở giữa lá cờ có gì? Màu gì?
- Ngoài lá cờ Tổ Quốc em còn thấy những loại lá cờ nào?
- Lá cờ Đội có nền màu gì? ở giữa có gì?
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Trò chơi
- Học sinh tập viết: i, a, bi, cá vào vở tiếng việt
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc
- Nhận xét giờ
- Về nhà học bài, xem trước bài 13
Tự nhiên xã hội
Nhận biết các vật xung quanh ta
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết:
+ Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh
+ Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết các việc xung quanh
+ Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể
II. Chuẩn bị
- Phóng to các hình trong sách giáo khoa, một số đồ vật
III. Hoạt động
1. Khởi động
2. Hoạt động: Quan sát các hình trong sách giáo khoa
- Mục tiêu:
+ Mô tả được 1 số vật xung quanh
+ Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm ( 2 em)
Giáo viên hướng dẫn quan sát và nói về hình dạng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn hay sần sùi ... của các vật xung quanh
Bước 2: Một số học sinh chỉ và nói về từng vật ở trước lớp, các em khác bổ sung
3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ
- Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết các vật xung quanh
- Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt các câu hỏi để thảo luận nhóm
- Nhờ đâu mà em biết được màu sắc, hình dạng, mùi vị của vật?
- Nhờ đâu mà biết được 1 vật cứng hay mềm? Nóng hay lạnh?
Bước 2: Học sinh xung phong đứng lên nêu 1 trong 2 câu hỏi các em đã hỏi nhau?
- Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi để học sinh thảo luận
Kết luận:
Nhờ có mặt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh ta. Vì vậy chúgn ta cần bảo vệ, giữ gìn an toàn cho các giác quan đó.
4. Củng cố
Tóm tắt nội dung bài
Nhận xét giờ
5. Dặn dò
Về nhà học bài, xem trước bài: Bảo vệ mắt tai.
Thứ ....... ngày ... tháng .... năm 200...
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn về sử dụng các dấu: >, < và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh 2 số
- Bước đầu giải thích quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh 2 số
II. Đồ dùng
- Tranh vẽ cho bài tập 2 (SGK – 21)
- SGK + BTT
III. Hoạt động
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng viết dấu > vào ô trống
4 Ê 1 2 Ê 1
4 Ê 3 5 Ê 3
- Giáo viên nhận xét và đánh giá
3. Bài mới
a) Hoạt động 1: Viết dấu > ; < vào ô trống
- Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về kết quả bài làm trong cột. Chẳng hạn từ 3 3 giúp học sinh nhận biết có 2 số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và 1 số bé hơn
- Học sinh làm bảng con
3 2
4 > 3 2 < 5
2 < 4 1 < 3
4 > 2 3 > 1
b) Hoạt động 2: Viết theo mẫu
- Học sinh điền vào sách giáo khoa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cách làm
- Từ hình vẽ 5 chấm tròn, 3 ô vuông học sinh viết được
5 > 3; 3 < 5
- Từ hình vẽ 5 thuyền buồm với 4 lá cờ học sinh viết được
5 > 4; 4< 5
- Từ hình vẽ 3 quả táo với 5 cái đĩa học sinh viết được
3 > 5; 5>3
c) Hoạt động 3: Thi đua nối các số thích hợp
- Học sinh nối vào danh sách (Học sinh có thể dùng các chì màu để nối)
4. Củng cố
- Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ dạy
5. Dặn dò
Về nhà làm bài tập trong vở – xem trước bài: Bằng nhau, dấu =
Học vần
Bài 13 Âm n, m
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc, viết được n, m, nơ, me
- Đọc được câu ứng dụng: Bò bê có cỏ, bò bê no nê
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Hoạt động
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 đến 3 em đọc và viết lại bài 12: i, a, bi ,cá
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Bé Hà có vở ô li
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài – ghi bảng
b) Dạy chữ ghi âm: Âm n
* Nhận diện chữ:
- Chữ n gồm 2 nét. Móc xuôi và móc ở đầu
* Phát âm và đánh vần tiếng
- Giáo viên phát âm mẫu; chỉnh sửa phát âm cho học sinh
- Học sinh phát âm
Trong tiếng khoá nơ âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
- n đứng trước, o đứng sau
- Đánh vần: nờ – ơ – nơ
- Học sinh đánh vần: Cá nhân, cả lớp
Âm m
* Nhận diện chữ
- Chữ m gồm 2 nét, nét móc xuôi và 1 nét móc ở 2 đầu
- So sánh chữ n và chữ m
- Giống: Đều có 2 nét móc
- Khác: m có 3 nét cong
* Phát âm và đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu; chỉnh sửa phát âm cho học sinh
* Đánh vần:
mờ - e – me
- Học sinh phát âm
* Đọc tiếng, từ ngữ, hướng dẫn học sinh đọc
- Học sinh đọc tiếng ứng dụng (Cá nhân, nhóm, bàn)
- Giáo viên đọc, giải thích các TN ứng dụng
- 2 em đọc TN ứng dụng
* Hướng dẫn đọc
* Hướng dẫn viết mẫu
- Giáo viên viết mẫu: n, nơ, m, me
- Học sinh viết – uốn nắn học sinh
- Học sinh tập viết vào bảng con
Giải lao: Trò chơi: Hai bàn tay của em
Tiết 2: Luyện tập
1. Luyện đọc
- Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: n, nơ, m, me
- Đọc từ ngữ ứng dụng (Nhóm, b àn, cá nhân)
- Đọc câu ứng dụng
- Học sinh thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng
2. Luyện nói
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: “ Bố mẹ, ba má”
- Quê em gọi người sinh ra mình là gì?
- Nhà anh có mấy anh chị em?
- Em có thể kể thêm về bố mẹ (ba má) của mình?
- Em luôn làm gì cho ba má vui lòng?
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
Trò chơi
3. Luyện viết
- Học sinh tập viết vào vở tiếng việt
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc
- Nhận xét giờ
- Về nhà học bài, xem trước bài 14
Tập viết
Lễ, cọ, bờ, hổ
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được cấu tạo các tiếng, từ khoá: lễ, cọ, bờ, hổ
- Biết viết đúng mẫu chữ và cỡ chữ
- Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh, viết chữ sạch đẹp
II. Chuẩn bị
Các mẫu chữ phóng to
III. Hoạt động
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 em lên bảng viết: e, b
- Dưới lớp học sinh viết bảng con
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Bài mới
a) Ghi tên bài
b) Hướng dẫn học sinh viết bài:
- Giáo viên đưa ra các chữ viết mẫu phóng to cho học sinh quan sát: lễ, cọ, bờ, hổ
- Học sinh quan sát chữ mẫu
- Nhận xét các mẫu cỡ chữ
- Vị trí của các con chữ
- Giáo viên viết mẫu lên bảng
lễ, cọ, bờ, hổ
- Học sinh tập viết vào bảng con
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh
- Học sinh viết bài vào vở
- Giáo viên thu hồi bài chấm
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ
- Về viết lại mỗi tiếng 1 dòng
sinh hoạt
Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được những ưu - khuyết điểm trong tuần qua.Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác chấp hành mọi nội quy của lớp, trường
II. Hoạt động
1. Các tổ trưởng nhận xét của tổ mình
2. Giáo viên nhận xét
- Ưu điểm: + Đi học đều
+ Chữ viết có tiến bộ
+ Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài như:
+ Vệ sinh sạch sẽ
- Nhược điểm
+ Trong lớp còn nói chuyện riêng:
+ Đồ dùng học tập chưa đầy đủ
+ Vẫn còn hiện tượng ăn quà vặt
3. Phương hướng
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
File đính kèm:
- tuan3.doc