Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :
- Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
2.Kĩ năng : Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
3.Thái độ : Có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
45 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đạo đức tiết 21 : biết nói lời yêu cầu, đề nghị/ tiết 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một loài chim.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói, viết được đoạn văn đơn giản.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa về các loài chim.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Kiểm tra học sinh là lại BT1 và BT2.
-Gọi 1 em đọc bài Mùa xuân đến.
-Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
-Gọi 2-3 em đọc lại bài viết về mùa hè.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết đáp lại lời cám ơn trong giao tiếp thông thường.
A/ Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Tranh.
-GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp.
-Theo dõi giúp đỡ.
-Nhận xét.
B/ Bài 2 : (miệng)
-Gợi ý : Khi đáp lời cám ơn cần nói với thái độ lịch
sư nhã nhặn, khiêm tốn. Có thể thêm nội dung khi đối thoại.
-Nhận xét.
Bài 3 : Gọi học sinh đọc bài Chim chích bông.
-Chích bông có hình dáng như thế nào ?
+ Vóc người ?
+ Hai chân ?
+ Hai cánh ?
+ Cặp mỏ ?
-Chích bông có những hoạt động nào ?
+ Hai chiếc chân tăm ?
+ Cánh nhỏ ?
+ Cặp mỏ tí hon ?
-Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài viết
Mục tiêu : Bước đầu biết cách tả một loài chim.
C/ Yêu cầu gì ?
-Phần này em chỉ viết một đoạn văn ngắn từ 2-3 câu nói về một loài chim mà em thích (có thể viết hơn 3 câu, không nên quá 5 câu)
+ Giới thiệu chung về loài chim đó.
+ Nêu 1-2 đặc điểm về hình dáng (bộ lông, đôi cánh, chân, mỏ)
+ Nêu hoạt động (bay nhảy, bắt sâu, kiếm mồi, tiếng hót … )
-GV nhắc : viết đoạn văn theo 4 câu hỏi gợi ý có thể bổ sung thêm ý mới.
-Nhận xét góp ý cách dùng từ, viết câu, cho điểm.
-Chấm điểm một số bài. Khen ngợi những bài viết chân thật có cái riêng độc đáo.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tìm hiểu một số loài chim hình dáng hoạt động.
-1 em đọc bài Mùa xuân đến và TLCH .
-2-3 em đọc lại bài viết về mùa hè.
-Đáp lời cám ơn. Tả ngắn về loài chim.
-Quan sát.
-1 em đọc lời các nhân vật.
-2 em thực hành đóng vai.
+ Bà cụ : Nói lời cám ơn cậu bé đã đưa cụ qua đường.
+ Vâng, thưa bà không có việc gì đáng ngại đâu bà ạ.
-Nhiều cặp HS khác thực hành tiếp.
-1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-Từng cặp học sinh thực hành đóng
vai theo từng tình huống a,b,c.
a/Mình cho bạn mượn quyển truyện này.Hay lắm đấy!
-Cám ơn bạn nhiều, tuần sau mình sẽ trả.
-Bạn không phải vội, mình chưa cần ngay đâu!
-Bạn nhận xét.
-Thực hành tiếp với tình huống b,c.
-2-3 em đọc bài Chim chích bông. Lớp đọc thầm.
-Nhiều em nêu ý kiến (nêu nguyên văn hoặc chỉ nêu ý)
+ là một con chim bé xinh đẹp.
+ xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
+ nhỏ xíu.
+ tí teo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
-HS nêu ý kiến :
+ Nhảy cứ liên liến.
+ Xoải nhanh vun vút.
+ Gắp sâu nhanh thoăn thoắt, khéo léo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong thân cây.
-Nhận xét.
-Viết đoạn văn tả một loài chim .
-Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
-Học sinh dựa vào hướng dẫn, làm vở bài tập.
-Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết
* Nhờ xem chương trình thế giới loài chim trên Ti vi em biết được con chim
cánh cụt. Đó là một loài chim rất to sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng. Dáng đi của nó lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh
-1 em đọc lại đoạn văn văn tả một loài chim.
- Tìm hiểu một số loài chim hình dáng hoạt động.
----------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU.
Anh văn
( Giáo viên chuyên trách dạy)
-----------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : VÈ CHIM
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Vè chim.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : Đầu bài và cả bài vè.
Hỏi đáp :
-Tìm tên các loài chim được kể trong bài ?-Tìm những từ ngữ : để gọi các loài chim, để tả đặc
điểm các loài chim ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Vè chim.
-1 em đọc lại.
-Gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
-Em sáo, câu chìa vôi…….
-Hay mách lẻo, hay nhặt lân la ….
-Viết bảng :liếu điếu , nghịch tếu. nhấp nhem, thím khách.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Hoạt động tập thể.
Tiết 4 : Quyền trẻ em
Chủ đề 5 : Ý KIẾN CỦA TÔI CŨNG QUAN TRỌNG.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Giúp học sinh tiếp thu được : quyền nói lên ý kiến xây dựng riêng của mình.
2.Kĩ năng :
-Tạo cho học sinh ý thức tự tin, thái độ mạnh dạn khi nói lên ý kiến của mình
3.Thái độ : Giáo dục học sinh cần có thái độ thẳng thắn trung thực khi nêu lên ý kiến và ý kiến đó phải phù hợp với thực tế của gia đình và xã hội. Giúp học sinh biết tôn trọng ý kiến người khác, tham gia tích cực hơn trong việc quan hệ với mọi người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng ghi điều 12-15 của công ước. Tranh rời.
Bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Trái đất này là của chúng mình”
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1.Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
-Trực quan : Tranh . Trẻ đang phát biểu trước tập thể.
-Nội dung tranh nói gì ?
2. Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 4, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 5 : Ý kiến của tôi cũng quan trọng
Hoạt động 1 Trò chơi – Tôi sẽ nói.
Mục tiêu : Biết chơi trò chơi – Tôi sẽ nói.
-GV hướng dẫn luật chơi : Lần lượt mỗi em phải diễn tả bằng lời điều mà chúng ta sẽ nói trong 1 tình huống đời thường.
-Gợi mở một vài tình huống cho học sinh nghe.
-Xin phép ra ngoài chơi.
-Hỏi mượn đồ dùng học tập.
-Xin phép thầy/cô ra ngoài.
-Em nêu nhận xét bổ sung :
+ Quan điểm riêng trong từng tình huống của bạn có hợp lí không ?
+ Ngôn ngữ phát biểu của bạn có thể hiện nếp
sống văn minh không ?
-Truyền đạt : Vì lí do này từ lúc còn rất nhỏ trẻ em luôn được khuyến khích để diễn đạt điều các em cảm nghĩ và những ý tưởng, cùng cảm nghĩ của các em phải được tôn trọng.
-Qua ý kiến trình bày và bổ sung thì ý kiến nào cũng quan trọng. Tuy nhiên những ý kiến đúng thì nghe theo những ý kiến sai phải sửa lại. Vậy trẻ em và thanh thiếu niên có quyền hình thành quan điểm riêng của mình, tự do phát biểu và quan điểm của các em được tôn trọng. Đây là điều 12 trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
-Treo bảng Công ước về Quyền trẻ em.
Hoạt động 2 : Chọn tranh.
Mục tiêu : Biết quan sát tranh trả lời đúng câu hỏi.
-Hướng dẫn học nhóm.
-Sử dụng tranh rời trong tài liệu Quyền trẻ em.
-GV đưa câu hỏi :
-Ở nhà cũng như ở trường, trong việc kết bạn các em có bị bắt buộc không ?
-Giáo viên chốt ý : Ngoài quyền được nêu quan điểm riêng ở trên , trẻ em thanh thiếu niên còn có quyền tự do kết giao và quyền tổ chức hội họp trong sự ôn hòa. Đó là điều 15 trong Công ước Quyền trẻ em.
-Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể và danh dự nhân phẩm, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Củng cố : Giáo dục học sinh : Biết nêu quan điểm đúng, tôn trọng những người xung quanh thể hiện qua lời nói và lắng nghe ý kiến người khác tạo mối quan hệ tốt trong sự kết giao.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Trái đất này là của chúng mình ”.
-Quan sát.
-2-3 em nêu quan điểm của mình về nội dung tranh.
-1 em nhắc tựa bài.
-Học sinh nêu tình huống
-Đi dự sinh nhật bạn.
-Sẽ đi ra ngoài mua giấy bao (đồ dùng học tập),
-Ra ngoài mua sách báo.
-Chơi trò chơi điện tử.
-HS nêu nhận xét bổ sung.
+ Hợp lí, thể hiện tốt nếp sống văn minh.
-1 em nhắc lại .
-Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-Hát bài “cả nhà thương nhau”
- Học nhóm.
-Mỗi nhóm nhận 6 tranh.
-HS chọn tranh cho 2 nội dung
+ Tự do phát biểu.
+ Tự do chọn bạn.
-Nhóm thảo luận trình bày .
-Đại diện nhóm trình bày. Qua tranh đãõ thể hiện được quyền tự do phát biểu quan điểm riêng của mình.
-Hát bài “Vui đến trường”
-Xem lại nội dung bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày …………… tháng 2 năm 2004
Duyệt, BGH
Ngày 13 tháng 2 năm 2004
Duyệt, Khối trưởng
Trần Thị Ngọc Dung
File đính kèm:
- Tuan 21.doc