Bài giảng Đạo đức ( tiết 16) yêu lao động ( tiết 1 )

1.Bước đầu biết được giá trị của lao động.

2.Tích cự tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân. Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.

3.Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đạo đức ( tiết 16) yêu lao động ( tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/12/2013 Ngày giảng:27/12/2013 ĐẠO ĐỨC ( tiết 16) YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 1 ) I/ MỤC TIÊU 1.Bước đầu biết được giá trị của lao động. 2.Tích cự tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân. Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. 3.Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK Đạo Đức lớp 4 - Máy vi tính, máy chiếu - Nội dung bài làm việc thật là vui. Một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động - Một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Tg Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo? - Nhận xét II. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Cả lớp hát bài “Ngày mùa vui” - Nội dung bài hát nói lên điều gì? - Ghi đề bài 2.. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân - Hỏi: Ngày hôm qua em làm được những công việc gì? - Nhận xét câu trả lời của HS - Kết luận: Như vậy trong ngày hôm qua các bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê- chi- a của chúng ta cũng có một ngày của mình nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê -chi -a của chúng ta đã làm được những gì qua câu chuyện “ Một ngày của Pê- chi- a” sau đây 3. Hoạt dộng 3:Tìm hiểu truyện “ Một ngày của Pê- chi- a” - Gọi 1 HS đọc truyện - GV kể câu chuyện - Chia nhóm thảo luận theo câu hỏi: 1) Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện? - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét 2) Theo em Pê-chi-a sẽ cảm thấy thế nào và sẽ thay đổi ra sao sau câu chuyện ? -Nhận xét 3) Nếu em là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao? - Nhận xét Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì vậy mỗi người phải biết lao động . - Lao động có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống con người. Bởi vậy chúng ta phải có thái độ thế nào đối với lao động? - Yêu cầu HS đọc bài: “làm việc thật là vui” + Trong bài “làm việc thật là vui”, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào? Tiểu kết: Trong cuộc sông và xã hội mỗi người đều có công việc của mình và đều phải lao động - Cho HS quan sát một số tranh mọi người đang làm việc và nêu nhận xét (nên hay không nên? Vì sao?) Kêt luận: Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy mỗi người đều phải biết yêu lao động và đều phải lao động và tham ra lao động phù hợp với khả năng của bản thân, ( ghi nhớ) 4.Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 1) - Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Chia nhóm, phát phiếu yêu cầu HS thảo luận và trả lời vào phiếu - Gọi các nhóm trình bày Nhận xét… Kết luận: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, chúng ta đều phải yêu lao động, khắc phục mọi khó khăn thử thách để làm tốt công việc của mình 4. Hoạt động 4: Đóng vai (BT2) - Gọi hs đọc BT2 - Chia nhóm : (4 nhóm) Nhóm 1,2 thảo luận đóng vai tình huống 1 Nhóm 3,4 thảo luận đóng vai tình huống 2 - Các em hãy thảo luận nhóm và đóng vai 1 tình huống - Gọi các nhóm lên thể hiện - Hỏi: Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? - Ai có cách ứng xử khác? - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống III. Củng cố, dặn dò - Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - Cho HS liên hệ - Làm tốt các việc tự phục vu bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. - Chuẩn bị BT 3,4,5,6 Nhận xét tiết học 2 2 2 12 6 6 5 - 1 Hs trả lời - Cả lớp hát - Cuộc sống của người nông dân rất vui vẻ và hăng say lao động. - 1 HS nhắc lại đề bài - Một số HS trả lời - HS lắng nghe -1 HS nhắc lại câu chuyện - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm - HS lắng nghe - Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả + Mọi người trong truyện đều hăng say làm việc: người lái máy cày cày xới đất. người công nhân lái máy liên hiệp gặt lúa…Trong khi đó Pê -chi –a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - 2-3 HS trả lời… Pê-chi-a sẽ thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó - Một số HS trả lời… Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải để nuôi sống con người. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - Phải yêu lao động - 1 HS đọc + Mọi người, mọi vật đều làm việc bận rộn. - HS trả lời. Lớp nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - 2 HS đọc phần ghi nhớ - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm - HS trả lời - Tiến hành thảo luận nhóm và ghi và phiếu - Các nhóm dán phiếu trình bày * Những biểu hiện yêu lao động: + Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình + Tự làm lấy công việc của mình + Làm việc từ đầu đến cuối * Những biểu hiện lười lao động + Ỷ lại không tham gia vào lao động + Không tham gia lao động từ đầu đến cuối + Hay nản chí, không khắc phục khó khăn khi lao động - Các nhóm nhận xét - HS lắng nghe - 1 HS đọc - Thảo luận nhóm phân công đóng vai - Lần lượt 2 nhóm lên thể hiện - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - 2 đội tham gia chơi - HS trả lời __________________________________________________ Ngày soạn:25/12/2013 Ngày giảng:27/12/2013 TOÁN (Tiết 78) CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MUC TIÊU 1. Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số ( Chia hết, chia có dư ) 2. Rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. 3. Giáo dục học sinh yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sách giáo khoa Phấn màu, máy vi tính, máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy TG Hoạt động học I.Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: a, 2561 : 32 b, 4182 : 41 - Gọi HS lên bảng - Nhận xét, cho điểm III. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã được học cách chia cho số có 1 chữ và cách chia cho số có 2 chữ số. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm cách chia cho số có 3 chữ số. 2)Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Trường hợp chia hết - Ghi bảng: 1944 : 163 - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1944 162 0324 12 000 - Gv kết luận cách chia và cách ước lượng thương - 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. Trường hợp chia có dư - Ghi bảng: 8469 : 241 - Gọi HS lên bảng đặt tính - Yêu cầu HS nhận xét - Yêu cầu HS nêu cách chia - 8469 :241 là phép chia hết hay phép chia có dư? - Em có nhận xét gì về số dư và số chia? - Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia. * Kết luận cách chia và cách ước lượng thương 3. Thực hành: * Giảm tải: bài 1 phần a; bài 2; bài 3) Bài 1: (phần b) - Gọi HS đọc nội dung yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì? - Cho HS làm bài vào vở - Yêu cầu HS nhận xét - Yêu cầu HS nêu lại cách chia - Nhận xét 4.Củng cố - Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 2 3 1 10 8 3 8 4 1 - Lớp hát - 2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm ra nháp. - HS lắng nghe - 1 HS đọc phép tính - HS trả lời Chia theo thứ tự từ trái sang phải * 194 chia 162 được 1, viết 1; 1 nhân 2 bằng 2 ; 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 ; 1 nhân 6 bằng 6 ; 9 trừ 6 bằng 3, viết 3 ; 1 nhân 1 bằng 1 ; 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. * Hạ 4 được 324; 324 chia 162 được 2, viết 2; 2 nhân 2 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 ; 2 nhân 6 bằng 12 ; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 nhớ 1 ; 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3 ; 3 trừ 3 bằng 0, viết 0. - HS lắng nghe - Là phép chia hết - 1 HS đọc phép tính - 1HS đặt tính và thực hiện phép chia. Cả lớp làm vào vở 8469 241 1239 35 034 - HS khác nhận xét - HS trả lời - Là phép chia có dư - Số dư nhỏ hơn số chia - HS lắng nghe - 1 HS đọc - Đặt tính rồi tính - 2 HS lên bảng trình bày. Cả lớp làm vào vở - HS dưới lớp nhận xét. Sau đó HS đổi chéo vở kiểm tra bài cuả nhau. - Học sinh nêu lại cách chia - 3 đội tham gia chơi _______________________________________

File đính kèm:

  • docgiao anlop 4.doc