Bài giảng Các tuyến nội tiết

Hoocmôn

 1. Đặc tính hoạt động của hoocmôn

 2. Tác dụng của hoocmôn

 3. Cơ chế tác dụng của hoocmôn

II. Chức năng của các tuyến nội tiết

 1. Tuyến yên

 2. Tuyến giáp

 3. Tuyến cận giáp

 4. Tuyến ức

 5. Tuyến tụy

 6. Tuyến trên thận

 7. Tuyến sinh dục

 

ppt27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các tuyến nội tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI MÔN SINH LÝ TRẺ EM CHƯƠNG V: CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. Hoocmôn 1. Đặc tính hoạt động của hoocmôn 2. Tác dụng của hoocmôn 3. Cơ chế tác dụng của hoocmôn II. Chức năng của các tuyến nội tiết 1. Tuyến yên 2. Tuyến giáp 3. Tuyến cận giáp 4. Tuyến ức 5. Tuyến tụy 6. Tuyến trên thận 7. Tuyến sinh dục A. Mục đích - yêu cầu Học chương V chúng ta cần nắm vững các nội dung chủ yếu sau: - Khái niệm tuyến nội tiết, hoocmôn. - Đặc tính hoạt động của hoocmôn. - Tác dụng của hoocmôn. - Các hoocmôn chính của từng tuyến nội tiết và chức năng của chúng. - Đặc điểm phát triển nội tiết theo lứa tuổi của trẻ em. I.HOOCMÔN - Tuyến nội tiết là những tuyến tiết trực tiếp sản xuất vào môi trường bên trong cơ thể như máu, bạch huyết, dịch não tủy,...sản phẩm của tuyến nội tiết được gọi là hoocmôn. - Hoocmôn có tác dụng điều hòa đối với quá trình trao đổi chất, quá trình sinh trưởng sự phát triển của cơ thể và sự phân hóa các cơ quan. - Một số chất không có tuyến nội tiết tiết ra mà được sản xuất bởi các tổ chức khác cũng được gọi là hoocmôn như axêtincôlin, histamin, sympatin. 1. Đặc tính hoạt động của hoocmôn - Mỗi hoocmôn chỉ do một cơ quan chuyên tiết. - Mỗi hoocmôn chỉ có tác dụng với một số cơ quan hoặc một nhóm cơ quan xác định gọi là cơ quan đích. - Hoocmôn có tác dụng với liều lượng rất nhỏ và chúng bị phá hủy nên không gây tác dụng lâu. - Hoocmôn không có tính chất đặc trưng cho loài 2. Tác dụng của hoocmôn - Tác dụng lên quá trình trao đổi chất. - Tác dụng lên tầm vóc, hình dáng, kiến tạo cơ thể. - Tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan - Tác dụng lên hệ thần kinh 3. Cơ chế tác dụng của hoocmôn Hoocmôn có nhiều tác động khác nhau - Dạng thông tin đơn thuần - Dạng hạn chế hoạt động của cơ quan xác định - Dạng tác động phối hợp II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 1.Tuyến yên: nằm ở dưới của não, nặng 0,5gam ở trẻ em thì nhỏ hơn nhiều. Tuyến yên gồm 3 thùy: thùy trước lớn, thùy sau nhỏ và thùy giữa phát triển yếu có chức năng rất quan trọng vì nó tiết ra nhiều loại hoocmôn có tác dụng đến nhiều tuyến nội tiết khác và có tác dụng đến nhiều chức năng trong cơ thể. Cụ thể: - Hoocmôn sinh trưởng (GH) có tác dụng làm tăng sự tổng hợp prôtêin, tăng cường các quá trình chuyển hóa Na+, P, K+. Làm tăng số lượng và kích thước tế bào, ngoài ra còn tăng kích thước và khối lượng cơ thể. GH còn kích thích các mô sụn, tăng quá trình tạo xương làm cho xương dài ra và cơ thể cao lên - Thùy trước còn tiết ra các hoocmôn kích thích các tuyến nội tiết khác như: + TSH kích thích tuyến giáp + ACTH kích thích tuyến trên thận + FSH kích thích vỏ bao noãn + LH kích thích buồng trứng và tinh hoàn + LTH kích thích sự tạo sữa * Thùy sau tiết ra hai loại hoocmôn chính: - Ôxitôxin phát động sự co của dạ con lúc sinh và sự tiết sữa. - Vazoprexin (ADH) kích thích sự tái hấp thu ở ống niệu làm giảm lượng nước tiểu, ổn định nước trong cơ thể. Nếu tiết nhiều ADH giảm lượng nước tiểu và ngược lại tiết ít sẽ gây bệnh "đái tháo nước" 2. Tuyến giáp Tuyến giáp nằm cạnh sụn giáp, tiết ra 2 loại hoocmôn chủ yếu là tirôxin và canxitonin, có tác dụng đến quá trình chuyển hóa các chất cho nên ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em về mặt thể chất và trí tuệ. Một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến cấu tạo và chức phận của tuyến giáp là lượng iốt trong thức ăn. Vì vậy, cho trẻ ăn muối iốt để phòng chống bệnh bướu cổ và giúp trẻ phát triển tốt. 4. Tuyến ức Là tuyến nội tiết chỉ hoạt động ở trẻ em, có vai trò với sự phát triển của trẻ 5. Tuyến tụy Phần nội tiết của tuyến tụy tiết ra 3 hoocmôn: insulin, glucagon và somatostatin, điều hòa sự trao đổi gluxit nên ảnh hưởng đến sự hấp thu gluxit trong ống thận. 6. Tuyến trên thận Gồm có phần vỏ và phần tủy. Hoocmôn phần vỏ gồm 3 nhóm: - Nhóm ảnh hưởng đến chuyển hóa gluxit là ôxicocticoit. - Nhóm ảnh hưởng đến chuyển hóa muối là deôxicocticoit. - Nhóm hoocmôn sinh dục là androgen và ơstrogen. Hoocmôn của phần tủy gồm có adrenalin và noradrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động của tim mạch, làm giãn đồng tử và tăng đường huyết. 7. Tuyến sinh dục - Tuyến sinh dục là những tuyến pha, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết. - Tuyến sinh dục ở nam là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng. Tuyến sinh dục chỉ bắt đầu hoạt động mạnh ở trẻ đến tuổi dậy thì. - Các hoocmôn sinh dục có các tác dụng chủ yếu: + Kích thích sự phát triển và hoạt động của các cơ quan sinh dục và các cơ quan sinh dục thứ cấp + Hình thành và phát triển các đặc điểm giới tính + Tác dụng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em + Trong thời kì có thai, HCG do nhau thai kích thích tiết ra thể vàng. HCG có trong máu và nước tiểu nên được dùng để chẩn đoán có thai sớm III. Đặc điểm nội tiết ở trẻ em - Trong các giai đoạn bào thai, lúc đầu cơ thể chịu sự điều hóa của hooc môn từ cơ thể mẹ chuyển tới, sau đó các tuyến nội tiết mới phát triển và hoạt động - Ở trẻ em lúc đầu lượng hooc môn ít, sau tăng dần - Sự phát triển và hoạt động của các tuyến nội tiết phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của cơ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

File đính kèm:

  • pptCHUONG 5.ppt