Bài giảng Bài 9: Làm việc với dãy số (tiếp)

MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 - HS biết: Được khái niệm mảng một chiều

 - HS hiểu: Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.

1.2. Kỹ năng:

 - HS thực hiện được: Viết, dịch được đoạn chương trình có sử dụng biến mảng ở các bài toán đơn giản.

 - HS thực hiện thành thạo: Viết, dịch được đoạn chương trình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: Làm việc với dãy số (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :TPPCT: Ngày dạy:./../.. Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ 1- MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Được khái niệm mảng một chiều - HS hiểu: Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: Viết, dịch được đoạn chương trình có sử dụng biến mảng ở các bài toán đơn giản. - HS thực hiện thành thạo: Viết, dịch được đoạn chương trình. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Học hỏi, nghiêm túc khi sử dụng phòng máy - Tính cách: Có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn 2- NỘI DUNG HỌC TẬP: - Dãy số và biến mảng. 3- CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số bài tập pascal, phòng máy tính. 3.2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài, hăng say xây dựng bài. 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (3p): 4.2. Kiểm tra miệng (7p): Câu hỏi: Hãy nêu cú pháp câu lệnh “Lặp với số lần chưa biết trước”. Trả lời: - Cấu trúc: While do ; - Trong đó: - điều kiện thường là một phép so sánh; - Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép; - Hoạt động: Câu lệnh được thực hiện như sau: 1. Kiểm tra điều kiện. 2. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện ĐÚNG, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 (15p): Dãy số và biến mảng GV đặt vân đề: ngoài thực tế các em thường nhìn thấy mọi người xếp hàng mua ve, hay các em xếp hàng vào lớp. Vậy việc làm như vậy có tác dụng ntn? GV: Trong lập trình cũng vậy, nếu biết bố trí dữ liệu theo dãy, việc khai báo và sử lí dữ liệu trở nên đơn giản rất nhiều. Thay vì phải viết rất nhiều câu lệnh giống nhau, ta có thể dùng vài câu lệnh lặp và nhường lại phần lớn công việc cho máy tính thực hiện. GV: Nêu ví dụ 1 trong sách giáo khoa. Cho HS đọc và tìm hiểu câu lệnh khai báo, qua thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. + Nếu làm theo cách viết chương trình trong ví dụ 1 , em thấy việc khai báo thế nào ? GV: Dẫn dắt như ví dụ trong sgk và dẫn đến giới thiệu dữ liệu kiểu mảng. Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến gì? Và các biến trong mảng có kiểu dữ liệu ntn? GV: Giới thiệu biến mảng GV: Trong bài này ta chỉ xét các phần tử kiểu số: số nguyên hoặc số thực. Vậy biến mảng có tác dụng gì? Hoạt động 2 (15p): Ví dụ về biến mảng Cho HS nghiên cứu kiến thức phần 2 sgk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Tương tự như khai báo biến đơn, câu lệnh khai báo mảng phải được thực hiện ở đâu? + Khi khai báo biến mảng trong mọi ngôn ngữ lập trình cần chỉ rõ ít nhất yếu tố nào? GV: Đưa ra cách khai báo như trong sgk. GV: Ở câu lệnh thứ nhất ta khai báo biến có tên là gì? Gồm bao nhiêu phần tử? Kiểu dữ liệu mỗi phần tử của biến là gì? Tương tự, cho HS phân tích ý nghĩa câu lệnh thứ 2. Qua ví dụ,GV tổng quát câu lệnh khai báo mảng trong pascal. GV: Phân tích. GV: Đưa ra ví dụ 2. ? Cách khai báo và sử dụng biến mảng trên có lợi ích gì? GV: Phân tích 1. Dãy số và biến mảng: HS trả lời: Hoạt động đó diễn ra một cách trật tự và nhanh chóng. Ví dụ 1.SGK/75. HS trả lời : mất thời gian và dễ nhầm lẫn. - Để giúp cho việc sắp xếp được thuận tiện và đơn giản, mọi ngôn ngữ lập trình đều có một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng. - Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu và gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp xếp thứ tự được thể hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số: - Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng biến đó được gọi là biến mảng. HS trả lời: Cùng kiểu với nhau. - Ta chỉ xét các phàn tử kiểu số: số thực và số nguyên. - Giá trị của biến mảng là một mảng, tức là một dãy số (số nguyên hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng. 2. Ví dụ về biến mảng. - Để làm việc với dãy số ta ta khai báo biến mảng có kiểu số tương ứng trong phần khai báo chương trình. - Khi khai báo biến mảng cần chỉ rõ: tên biến mảng, số lượng, kiểu dữ liệu của phần tử. Ví dụ 1: Var Chieucao: array[1..50] of real; var tuoi: array[21..80] of integer; HS trả lời: biến có tên là chieu_cao, gồm 50 phần tử. Mỗi phần tử của biến có kiểu dữ liệu số thực. * Cách khai báo biến mảng: Var : array[..] of ; Trong đó: Chỉ số đầu, chỉ số cuối là các số nguyên hoặc biểu thức nguyên (chỉ số đầu nhỏ hơn hoặc bằng chỉ số cuối). Kiểu dữ liệu có thể là Real hoặc Integer Ví dụ 2: Để lưu điểm số của mỗi HS ta khai báo biến mảng điểm như sau: Var Diem: array[1..50] of real; -Có thể thay thế nhiều câu lệnh đọc và ghi dữ liệu ra màn hình bằng một câu lệnh lặp chẳng hạn: For i:= 1 to 50 do readln(Diem[i]); Ích lợi của sử dụng biến mảng qua câu lệnh lặp để đọc và ghi dữ liệu ra màn hình (thay vì 50 câu lệnh khai báo và 50 câu lệnh đọc ta chỉ cần viết 2 câu lệnh) 4.4. Tổng kết (2p): * Củng cố: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Nêu cách khai báo mảng trong Pascal ? - Xem lại nội dung ví dụ 2. * Rút gọn kiến thức: HS học nội dung bài học. 4.5. Hướng dẫn học tập (3p): * Đối với bài học tiết này: - HS nắm rõ cách khai báo mảng? * Đối với bài học tiếp theo: - HS nghiên cứu phần còn lại của ví dụ 2 SGK, mục 3 trang 78

File đính kèm:

  • docTiet 56.doc
Giáo án liên quan