Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ HS nắm được cấu tạo của máy tính, chức năng của từng bộ phận.
+ Biết ngồi đúng tư thế khi sử dụng máy tính, biết cách bật máy, tắt máy.
- Thái độ :
+ HS trật tự nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài và hào hứng với bài học.
+ GV giảng dạy nhiệt tình, hướng dẫn thực hành tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận.
25 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1 : Người bạn mới của em (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung chính
- Nhớ tập luyện kỹ năng sử dụng chuột thường xuyên cho tay linh hoạt hơn và để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết sau.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng
- Lắng nghe và ghi bài.
+ Khi nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp hai ô có hình vẽ giống nhau, các ô này sẽ biến mất. Ngược lại, nháy ô vuông tiếp theo thì hai ô vuông này sẽ úp lại như ban đầu.
+ Để bắt đầu lượt chơi mới có 2 cách: C1: Ấn phím f2 trên bàn phím;
C2: Chọn Game và chọn lệnh New
+ Để thoát trò chơi, có 2 cách:
C1: nháy chuột lên nút X ở góc trên bên phải màn hình trò;
C2: Chọn Game và chọn lệnh Exit.
+ Có thể chơi với bảng nhiều ô hơn. Cách chơi:
B1: Nháy chuột lên mục Skill;
B2: Chọn mục Big Board.
Thực hành.
TRÒ CHƠI DOTS
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Đây là trò chơi giúp học sinh luyện sử dụng chuột.
2. Kỹ năng:
- Di chuyển đến đúng vị trí.
- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí.
- Phát triển tư duy logic.
3. Thái độ:
Hào hứng, thích thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Dots.
- Học sinh: SGK, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi một vài học sinh nhắc lại:
+ Cách khởi động trò chơi Blocks và cách chơi.
+ Cách mở bảng chơi mới.
+ Cách mở bảng chơi mới ở mức khó.
- Ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ở bài trước cô đã cho các em làm quen với trò chơi Blocks, Hôm nay, các em lại được làm quen với một trò chơi mới. Đó là trò chơi “Dots”.
3. Các hoạt động:
HĐ1:
1. Khởi động trò chơi
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, hướng dẫn học sinh khởi động trò chơi.
- Nháy đúp chuột (nhắp 2 lần chuột trái) là cách thông thường để khởi động một công việc có sẵn biểu tượng trên màn hình.
HĐ2:
2. Quy tắc chơi:
- Người chơi và máy tính thay phiên nhau tô đậm các đoạn thẳng nối hai điểm màu đen cạnh nhau trên lưới ô vuông.
- Để tô đoạn thẳng nối hai điểm ta nháy chuột trên đoạn đó. Mỗi lần chỉ được tô một đoạn.
- Ai tô kín được một ô vuông sẽ được tính một điểm và được tô thêm một lần nữa.
- Ô vuông do người chơi tô kín sẽ được đánh dấu O, còn ô vuông do máy tính tô kín được đánh dấu X.
- Khi các đoạn nối các điểm đen đã được tô hết thì trò chơi kết thúc.
- Kết quả sẽ hiện ở dòng phía dưới màn hình. Điểm của máy tính ở bên trái, còn điểm của người chơi ở bên phải.
- Tạo một lượt chơi mới:
- C1: Chọn Game và chọn lệnh New
- C2: Nhấn phím F2
- Chọn mức chơi khó hơn:
+ Nháy chuột lên mục Skill
+ Chọn 1 trong 5 mức từ dễ đến khó: Beginner, intermediate, Advanced, Master, Grand Master.
- Thoát khỏi Game:
+ C1: Nhắp chọn Game Exit
+ C2: Nhấn chuột vào dấu X ở góc trên bên phải màn hình trò chơi.
* Thực hành: Sau khi giáo viên hướng dẫn cách chơi xong, lần lượt cho học sinh thực hành.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính
- Nhớ tập luyện kỹ năng sử dụng chuột thường xuyên cho tay linh hoạt hơn và để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết sau.
-Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình.
- Nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp hai ô có hình vẽ giống nhau, các ô này sẽ biến mất. Ngược lại, nháy ô vuông tiếp theo thì hai ô vuông này sẽ úp lại như ban đầu.
+ C1: Chọn Game và chọn lệnh New
+ C2: Nhấn phím F2
+ B1: Nháy chuột lên mục Skill.
+ B2: Chọn mục Big Board.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình.
- Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
- Quan sát thao tác do giáo viên thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Ghi bài.
- Học sinh lắng nghe, quan sát, và ghi bài.
- Lắng nghe, quan sát giáo viên thực hiện thao tác.
Ghi bài.
- 1 hoặc 2 học sinh thực hiện mẫu.
- Cả lớp thực hành.
BÀI 3: TRÒ CHƠI STICKS
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Đây là trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột.
2. Kỹ năng:
- Di chuyển đến đúng vị trí.
- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí.
- Giúp học sinh phát triển tư duy logic.
3. Thái độ:
Hào hứng, thích thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Sticks.
- Học sinh: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi một vài học sinh nhắc lại:
+ Cách khởi động trò chơi và cách chơi trò chơi Dots.
+ Cách mở bảng chơi mới, cách chọn nhiều ô để chơi.
- Ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Những bài học trước, các em đã được làm quen 2 trò chơi. Hôm nay, cô sẽ cho các em làm quen vớ một trò chơi thứ 3. Đó là trò chơi “Sticks”, cũng là trò chơi cuối cùng.
3. Các hoạt động:
HĐ1:
1. Khởi động trò chơi
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, hướng dẫn học sinh khởi động trò chơi.
- Nháy đúp chuột (nhắp 2 lần chuột trái) là cách thông thường để khởi động một công việc có sẵn biểu tượng trên màn hình. Một vài học sinh rút ra cách khởi động trò chơi.
HĐ2:
2. Quy tắc chơi:
+ Các que có các màu khác nhau xuất hiện trên màn hình với tốc độ nhanh dần. Que xuất hiện sau có thể đè lên que đã có. Nếu đưa được con trỏ chuột vào các que không bị que nào đè lên, con trỏ chuột sẽ chuyển từ mũi tên thành hình dấu cộng. Khi đó nếu nháy chuột thì que đó biến mất. Vì vậy các em cần nháy chuột nhanh và chính xác để làm biến mất hết que.
+ Nếu em nháy chuột chậm, số que sẽ xuất hiện nhiều thêm. Điều đó chứng tỏ em chưa sử dụng chuột thành thạo.
+ Sau khi kết thúc lượt chơi, em chọn Yes để tiếp tục lượt chơi mới. Ngược lại, em chọn No để thoát khỏi trò chơi.
- Thực hành: Sau khi giáo viên hướng dẫn xong, lần lượt cho học sinh thực hành
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội. dung chính
- Nhớ tập luyện kỹ năng sử dụng chuột thường xuyên cho tay linh hoạt hơn.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi bài.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát thao tác do giáo viên thực hiện.
Lắng nghe, ghi bài.
- 1 hoặc 2 học sinh thực hiện mẫu.
- Cả lớp thực hành.
- Lắng nghe.
ÔN TẬP PHẦN 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS luyện tập sử dụng chuột thông qua một số trò chơi đơn giản.
- Cùng với luyện sử dụng chuột, còn giúp HS rèn luyện trí nhớ và tư duy một cách nhẹ nhàng.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột.
3.Thái độ:
- Truyền cho học sinh lòng yêu thích khi làm việc với máy vi tính,lòng ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
Học sinh: Kiến thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Các hoạt động
HĐ1:
a. Lý thuyết
* Hỏi học sinh:
- Cách khởi động trò chơi: “BLOCKS”
- Quy tắc chơi trò chơi: “BLOCKS”.
- Ghi điểm
* Hỏi học sinh:
- Cách khởi động trò chơi: “DOTS”
- Quy tắc chơi trò chơi: “DOTS”.
- Ghi điểm
* Hỏi học sinh:
- Cách khởi động trò chơi: “STICKS”
- Quy tắc chơi trò chơi: “STICKS”.
- Ghi điểm
HĐ 2:
b. Thực hành
GV cho học sịnh thực hành lại các trò chơi.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Cả lớp thực hành.
Phần 3
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
Bài 1
TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón, tầm quan trọng của cách đặt đúng ngón tay trên bàn phím.
- Đặt đúng ngón tay tại hàng cơ sở.
2.Kĩ năng: Học sinh thực hiện được:
- Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
- Sử dụng cả 10 ngón tay để gõ các phím trên hàng phím cơ sở. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
3.Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ đúng phím theo ngón tay quy định.
- Ngồi và nhìn đúng tư thế.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Nêu những hàng phím trong khu vực chính của bàn phím?
2. Giới thiệu bài mới:
Hôm nay, chúng ta sẽ qua một nội dung mới.Trước khi làm quen với tất cả các phím thì ta sẽ làm quen với hàng phím đầu tiên trên bàn phím. Đó là, các phím trên “Hàng phím cơ sở”.
3. Các hoạt động:
a.HĐ1:
- Cho học sinh quan sát lại bàn phím và giới thiệu khu vực chính của bàn phím.
- Giải thích cho học sinh về khu vực chính của bàn phím là khu vực phím bên tay trái (phần chữ cái).
- Yêu cầu học sinh xác định đúng: tay trái, tay phải. Hướng dẫn học sinh phân biệt các ngón của từng bàn tay: ngón út, ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái.
b.HĐ2:
- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
- GV so sánh hai cách gõ: 10 ngón và mổ cò.
- Cách gõ nào nhanh hơn ?
- Cách gõ nào chính xác hơn ?
c. HĐ3:
* GV giới thiệu cách đặt tay, cách gõ trên bàn phím với hàng phím cơ sở.
1. Cách đặt tay trên bàn phím
- Tại hàng cơ sở: Đặt ngon trỏ của tay trái lên phím F (có gai), các ngón còn lại đặt lên các phím A, S, D.
- Đặt ngón trỏ của tay phải lên phím có gai J, các ngón còn lại của tay phải đặt lên các phím K, L ;.
2.Cách gõ các phím ở hàng cơ sở.
- Mỗi ngón tay chỉ gõ các phím như đã hướng dẫn.
- Ngón trỏ tay trái đưa sang bên phải gõ phím G.
- Ngón trỏ tay phải đưa sang bên trái gõ phím H.
- Hai ngón tay cái được dùng để gõ phím cách.
* Chú ý: Sau khi gõ xong các phím G hoặc H phải đưa các ngón tay trỏ về phím xuất phát tương ứng là F hoặc J.
- GV cho cả lớp thực hành.
4. Củng cố - Dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài học: nhắc lại quy tắc gõ mười ngón.
- Học thuộc bài để chuẩn bị tốt cho bài học sau.
- Học sinh trả lời.
- Có 5 hàng phím:
Hàng Phím số Hàng Phím Cơ Sở
Hàng phím dưới Hàng Phím trên
Hàng phím chứa phím cách
- Lắng nghe, quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Quan sát, lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
- Thực hành gõ các phím bằng 2 bàn tay đối với hàng phím cơ sở.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- GIAO AN TIN HOC LOP 3.doc