Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi chủ quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia.
* Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 LBGQG).
* Quy định cụ thể về khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển:
Khoản 1; 2 Điều 6 LBGQG:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
10 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu về Biên giới quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định pháp luật như thế nào?
* Những hoạt động ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm:
Điều 14 Luật Biên giới Quốc gia:
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
* Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như sau:
(Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 34/2000)
Điều 6:
1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.
Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:
a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới).
Điều 7:
1. Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.
Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến.
Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này và phải trực tiếp trình báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.
2. Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với Đoàn) cử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công an và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.
3. Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.
Điều 11:
1. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
2. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này và điều ước quốc tế về biên giới mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
3. Các phương tiện vào khu vực biên giới thì chủ phương tiện phải đăng ký tại trạm kiểm soát biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến, bãi quy định và phải chấp hành nội quy của bến, bãi.
4. Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương (trừ đơn vị quân đội, công an vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ theo lệnh do cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an).
Câu 4: Ngày tháng năm nào trong năm được xác định là "Ngày Biên phòng toàn dân"; Nội dung của "Ngày Biên phòng toàn dân"?
- “Ngày Biên phòng toàn dân”: Ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân” (Khoản 2 Điều 28 Luật BGQG 2003).
- Nội dung của "Ngày Biên phòng toàn dân" (Điều 14 Nghị định 140/2004/NĐ-CP):
a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm.
Câu 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia và chế độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?
* Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia:
- Luật Biên giới quốc gia 2003:
Điều 29.
1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Khoản 1 Điều 31:
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.
Nghị định 140/2004/NĐ-CP:
Điều 32.
Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 161/2003/NĐ-CP:
Điều 9. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và mọi công dân.
Điều 33. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện những hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển hoặc phát hiện, thu được tài sản chìm đắm, trôi dạt ở biển phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp ngay chính quyền địa phương hoặc Đồn biên phòng hoặc cảng vụ hàng hải nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
* Chế độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:
- Luật Biên giới quốc gia:
Điều 33.
1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nghị định 161/2003:
Điều 29. Khi thực hiện quyền truy đuổi, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được huy động người, tàu thuyền của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong khu vực biên giới biển để tham gia truy đuổi, trừ tàu thuyền, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền, phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động khi thực hiện quyền truy đuổi nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh Bộ đội biên phòng 1997:
Điều 13. Trong trường hợp chiến đấu truy lùng, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân; trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt nam. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu người điều khiển phương tiện được huy động bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, nếu phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất thì cơ quan, đơn vị sử dụng phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
File đính kèm:
- TIM HIEU PHAP LUAT BIEN GIOI QUOC GIA.doc