Bài 6 Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trống nông, lâm nghiệp

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

 1.2. Kĩ năng:

- Vận dụng được quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào trong thực hành.

 1.3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống.

2. Trọng tâm:

- Khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

3. Chuẩn bị

 3.1. Giáo viên:

- Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo.

- Tranh: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong việc tạo và nhân giống cây trồng.

 3.2. Học sinh:

 - Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6 Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trống nông, lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 8 năm 2012 Bài 6 - Tiết PPCT: 5 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ Tuần dạy: 3 TB TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỐNG NÔNG, LÂM NGHIỆP 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Biết được khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 1.2. Kĩ năng: - Vận dụng được quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào trong thực hành. 1.3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống. 2. Trọng tâm: - Khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên: - Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo. - Tranh: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong việc tạo và nhân giống cây trồng. 3.2. Học sinh: - Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà. 4. Tiến trình 4.1. Ổn định tổ chức: 2’ 4.2. Kiểm tra bài cũ: không 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học ª Hoạt động 1: Vào bài GV: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo, nhân giống vô tính và cây rừng. ªHoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp nuôi cấy mô tế bào GV: Em hiểu thế nào về nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? HS: Trả lời GV: Môi trường nuôi cấy phải như thế nào? HS: Trả lời ª Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào GV: Tế bào thực vật có khả năng gì để phát triển thành cây hoàn chỉnh? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu thế nào về tính toàn năng của tế bào thực vật? 2/ Trình bày quá trình phân hóa và phản phân hóa tế bào? HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét và nhấn mạnh: TB® TB ® TB ® Cây hợp Phôi ¿ chuyên hoàn tử sinh hóa chỉnh ªHoạt động 4: Xác định quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào GV:Ý nghĩa của pp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào HS: Trả lời GV: Treo hình quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong việc tạo và nhân giống cây trồng lên bảng, yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1/ Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trong mấy bước? 2/ Nội dung của từng bước? HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày GV: Nhận xét và tóm lại I. Khái niệm vế phương pháp nuôi cấy mô tế bào - Là pp hiện đại, trong đó một bộ phận rất nhỏ của cây (mô, tế bào) được nuôi cấy trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khi đã hình thành cây con (đủ rễ, thân, lá) sẽ được chuyển ra trồng trong sản xuất. II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào - Tính toàn năng của tế bào: bất cứ tế bào hoặc mô nào thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ cả cơ thể sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào đều có thể phát triển thành 1 cá thể hoàn chỉnh. - Sự phân hóa tế bào: Tế bào hợp tử® tế bào phôi sinh® tế bào chuyên hóa đặc hiệu® cây hoàn chỉnh - Sự phản phân hóa tế bào: Tế bào chuyên hóa đặc hiệu ®tế bào phôi sinh. III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào 1. ý nghĩa - Nhân giống ở quy mô công nghiệp kể cả đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường. - Có hệ số nhân giống cao. - Cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền. - Sản phẩm nhân giống sạch bệnh. 2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào a/ Chọn vật liệu nuôi cấy - Mô phân sinh (đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá), sạch bệnh. b/ Khử trùng - Phân cắt vật liệu nuôi cấy thành phần tử nhỏ, sau đó tẩy rửa bằng nước sạch, c/ Tạo chồi - Mẫu được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo chồi (môi trường MS) d/ Tạo rễ - Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao thì cắt chồi cấy cây vào môi trường tạo rễ (aNAA, IBA). e/ Cấy cây vào môi trường thích ứng - Sau khi chồi đã ra rễ, cấy cây vào môi trường thích ứng để cây thích nghi với điều kiện tự nhiên f/ Trồng cây trong vườn ươm - Sau khi cây phát triển bình thường chuyển cây ra vườn ươm. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 1/ Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta nuôi cấy mô tế bào để tạo cơ thể mới ? Đáp án : - Tính toàn năng của tế bào, sự phân hóa và phản phân hóa 2/ Vẽ lại sơ đồ và thuyết minh sơ đồ nuôi cấy mô tế bào? Đáp án: Chọn vật liệu nuôi cấy ¯ Khử trùng ¯ Tạo chồi ¯ Tạo rễ ¯ Cấy cây vào môi trường thích ứng ®Trồng cây trong vườn ươm 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Về nhà học bài 6 và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu qua sách báo xem ở Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. - Xem trước bài 7. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docppct-5.doc
Giáo án liên quan