1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được một số đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- HS hiểu được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
-HS biết cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao
1.3. Kỹ năng:
- Rèn luyện HS kĩ năng quan sát, tư duy
1.3. Thái độ:
-Thói quen: Giáo dục lòng yêu thích BM.
- Tính cách: Giáo dục HS tính chính xác, có ý thức bảo vệ, cải tạo nguồn nước.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 44
Tuần ( CM):32.
Ngày dạy:…………….
Bài 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được một số đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- HS hiểu được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
-HS biết cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao
1.3. Kỹ năng:
- Rèn luyện HS kĩ năng quan sát, tư duy
1.3. Thái độ:
-Thói quen: Giáo dục lòng yêu thích BM.
- Tính cách: Giáo dục HS tính chính xác, có ý thức bảo vệ, cải tạo nguồn nước.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm của nước nuôi thủy sản và biện pháp cải tạo nước nuôi thủy sản
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Nghiên cứu tài liệu về môi trường nước nuôi thủy sản.
3.2 HS: Tìm hiểu bài và cho biết đặc điểm của nước nuôi thủy sản?
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1: Nuôi thủy sản có mấy nhiệm vụ chính? (2đ)
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 2: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? (8đ)
Đáp án: Câu 1: B (2đ)
Câu 2: - Cung cấp thực phẩm cho con người (2đ)
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành
sản xuất khác (2đ)
- Làm cảnh, làm sạch môi trường nước (2đ)
- Làm thức ăn cho chăn nuôi (2đ)
Câu 3: Đặc điểm của nước nuôi thủy sản? (9đ)
- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ
- Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước
- Thành phần Oxi (O2) thấp và Cacbonic (CO2) cao
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Cá Trắm cỏ, cá Chép ăn gì?
HS: Rau, cỏ, động – thực vật thủy sinh…
GV: Cá, rau, cỏ, động – thực vật thủy sinh…sống ở đâu? HS: Sống ở dưới nước
Vậy nước là môi trường sống của cá và các loài thủy sản. Không có nước hoặc nước bị ô nhiễm thì các loài thủy sản sẽ không thể sống được.Hôm nay các em sẽ biết được đặc điểm và tính chất của nước có ảnh hưởng như thế nào? Từ đó đưa ra biện pháp đảm bảo chất lượng nước cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt
HS: ghi tựa bài học
*Hoạt động 2 (10’):Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nhận biết được các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
- Kỹ năng: Tư duy
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1: Đàm thoại với HS
(?):Môi trường nước có ảnh hưởng gì đến môi trường sống, thức ăn các khí hoà tan ?
- HS: Có khả năng hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ, điều hoà chế độ nhiệt, thành phần ô xi thấp, khí cacbonic cao.
(?):Tại sao lại dùng phân hữu cơ hay vô cơ làm thức ăn cho cá ?
- HS: Vì nước có khả năng hoà tan các chất.
(?):Căn cứ vào đâu để bón phân ?
- HS: Căn cứ vào nước ngọt hay nước mặn.
(?):Chế độ nhiệt của nước và trên cạn có gì khác nhau ?
- HS: ở nước thường ổn định và điều hoà hơn.
- GV:Giải thích: Mùa hè mát, mùa đông ấm.
(?):Thành phần khí ô xi trong nước so với trên cạn có gì khác nhau ?
- HS: Ô xi ít hơn 20 lần.
CO2 nhiều hơn
(?):Nước ao tù có loại khí gì nhiều ?
- HS: CO2 nhiều, ôxi ít
-GV: Thế nào gọi là ao tù?
-HS: Ao không còn Oxi và lượng khí CO2 quá nhiều
-GV: Ở ao tù, cá có hiện tượng gì?
-HS: Cá có hiện tượng nổi đầu.
-GV: Khi đó ta cần phải làm gì?
-HS: Cần thay nước ao
B2:
GV Tóm lại: Nước có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá. Đó là những đặc điểm nào? Cho ví dụ minh họa
HS: Đọc Sgk và nêu được 3 đặc điểm
I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản:
1.Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.
2.Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
3.Thành phần ô xi (O2) thấp và cacbonic (CO2) cao.
*Hoạt động 3 (15’):Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nhận biết được các tính chất của nước nuôi thuỷ sản
- Kỹ năng: khai thác thông tin
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp.
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
B1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung phần II SGK.
HS đọc nội dung phần II SGK.
GV chỉ giới thiệu các tính chất của nước nuôi thủy sản. ( lưu ý giảm tải ND)
(?):Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm, cá là bao nhiêu ?
- HS: Tôm từ 250C- 350C. Cá từ 200C - 300C.
(?):Ôxi hoà tan trong nước nhiều nhất vào thời gian nào trong ngày ? Vì sao ?
- HS: Lúc 14h - 17h hàng ngày, vì đó là lúc có nhiệt độ cao.
(?):Tại sao sáng xớm mùa hè tôm, cá thường nổi đầu
- HS: Vì vào buổi tối hôm trước các sinh vật thuỷ sinh hô hấp mạnh thải nhiều khí CO2, và vi sinh vật đáy giải phóng nhiều khí độc.
(?):Độ pH có ảnh hưởng gì tới vật nuôi thuỷ sản ?
Lưu ý:
Đáp án:H78/136
a/Tảo khuê,b/Tảo dung c/Tảo 3 góc, d/Bọ kiếm , e/Trùng 3 chỉ, g/ Rong mái chèo, h/Rong tôm
i/ Ấu trùng muỗi lắc, k/Ốc, hến
Thực vật phù du: a, b, c Động bật phù du: d, e
Thực vật bậc cao: g, h Động vật đáy: l, k
II. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
1. Tính chất lí học.
2. Tính chất hoá học.
3. Tính chất sinh học.
*Hoạt động 4 (10’):Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nhận biết được các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
- Kỹ năng: Liên hệ thực tế.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: Ko
(3) Các bước của họat động:
B1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III/ SGK.
- HS đọc nội dung SGK.
(?):Cải tạo nước ao nhằm mục đích gì ?
- HS: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, ôxi, nhiệt độ… cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển tốt.
(?): Tại sao nói cải tạo đất đáy ao là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ao hồ nuôi thuỷ sản ?
- HS: Vì đáy ao có lớp bùn đó là nơi vi sinh vật hoạt động phân huỷ các chất mùn, bã hữu cơ để tạo ra nguồn vật chất và năng lượng cho mọi sinh vật khác trong nước.
B2:
(?): Em hãy nêu biện pháp cải tạo nước ao ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV: nhận xét, kết luận.
(?): Em hãy nêu các biện pháp cải tạo đất đáy ao ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV: nhận xét, kết luận.
III. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
1/ Cải tạo nước ao:
- Ao ở trung du, miền núi, ao có mạch nước ngầm: Trồng cây chắn gió, thiết kế ao phù hợp
- Ao có nhiếu thực vật thủy sinh: cắt hoặc diệt bỏ
- Đối với bọ gạo: diệt bằng dầu hỏa hoặc cây duốc cá…
2/ Cải tạo đất đáy ao:
Tùy loại đất mà có biện pháp phù hợp :
- Đáy ao ít bùn phải tăng cường bón phân hữu cơ, nhiều bùn phải tát ao vét bớt bùn luôn đảm bảo lớp bùn dày 5- 10cm là vừa.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
* GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
? Cho biết đặc điểm nước nuôi thủy sản.(I)
? Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao nuôi thủy sản. (III)
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Đọc trước nội dung bài: Thức ăn của động vật nuôi thủy sản.
+ Tìm hiểu các loại thức ăn của tôm cá?
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- djkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (5).doc