1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cấu tạo và chức năng của máy biến áp?
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV đặt câu hỏi: Trong gia đình em có sử dụng những đồ dùng điện nào? Để tính điện năng tiêu thụ hàng ngày ta dùng đại lượng nào?
HS thảo luận trả lời. GV kết luận: Các đại lượng cần biết:
t: thời gian làm việc của đồ dùng.
P: Công suất tiêu thụ của đồ dùng.
Hoạt động 2: Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 48: Thực hành. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44.
Tuần 26.
Thứ … ngày… tháng… năm 2007.
Bài 48: Thực hành.
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
Mục tiêu.
Biết cách tính toán, tiêu thụ điện năng trong gia đình.
Có ý thức thái độ nghiêm túc khoa học khi tính toán trong thực tế và say mê học tập.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, chuẩn bị biểu mẫu tính toán tiêu thụ điện năng.
HS: Đọc và chuẩn bị trước bài 48, chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cấu tạo và chức năng của máy biến áp?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV đặt câu hỏi: Trong gia đình em có sử dụng những đồ dùng điện nào? Để tính điện năng tiêu thụ hàng ngày ta dùng đại lượng nào?
HS thảo luận trả lời. GV kết luận: Các đại lượng cần biết:
t: thời gian làm việc của đồ dùng.
P: Công suất tiêu thụ của đồ dùng.
Hoạt động 2: Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
Gv giảng giải cho học sinh về công của dòng điện và cách tính .
HS theo dõi và ghi công thức tính.
GV phân tích ví dụ SGK và yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác phân tích.
Điện năng tiêu thụ là công của dòng điện (A)
Cách tính: A= P.t
A: Điện năng tiêu thụ.
P: Công suất tiêu thụ.
t: Thời gian làm việc.
Đơn vị đo điện là Wh; KWh.
1KWh=1000Wh.
Ví dụ:( SGK).
Hoạt động 3: Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
Gv hướng dẫn học sinh tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình của mình và đặt câu hỏi cề công suất tiêu thụ điện và thời gian sử dụng trong ngày của một đồ dùng điện thông dụng nhất.
VD: Nhà em sử dụng mấy quạt điện, công suất của mỗi quạt là bao nhiêu, thời gian sử dụng quạt mỗi ngày là bao nhiêu?
Sử dụng câu hỏi tương tự với các đồ dùng còn lại.
Ví dụ: Có 4 quạt điện công suất 65W, sử dụng 2,5 giờ trong một ngày. Tính điện năng tiêu thụ trong một ngày, một tháng của dụng cụ trên (1 tháng có 30 ngày).
Giải:
Điện năng tiêu thụ trong một ngày:
A= P.t = 65.2,5.4= 650 Wh.
Điện năng tiêu thụ trong một tháng:
A= 650.30 = 19500Wh = 19,5KWh.
GV hướng dẫn học sinh thống kê các đồ dùng điện của gia đình và ghi vào mục 1 của BCTH.
Tính công A cho mỗi thiết bị và ghi vào cột 1 của báo cáo thực hành.
Tính tổng điện năng tiêu thụ trong một ngày và trong một tháng (1 tháng có 30 ngày)
Củng cố.
Gv nhận xét về ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ làm việc của học sinh trong giờ thực hành.
GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành của mình dựa vào mục tiêu của bài học.
Thu và chấm một số bài thực hành.
Hướng dẫn về nhà.
áp dụng bài học vào thực tế.
Đọc và chuẩn bị trước bài ôn tập.
……………………………………………………..
Hết tuần 26.
File đính kèm:
- jyfagdigfolasudfoasyifaklsd (10).doc