Bài 3: Biểu diễn dữ liệu trong tin học (TT)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được nguyên tắc chuyển đổi hệ thống số từ thập phân sang nhị phân và ngược lại.

2. Kĩ năng:

- Chuyển đổi thành thạo giữa hệ thống số thập phân sang nhị phân và ngược lại.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 3: Biểu diễn dữ liệu trong tin học (TT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 30/11/2010 Tiết: 22 Bài 3: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG TIN HỌC (tt). Mục tiêu Kiến thức: Nắm được nguyên tắc chuyển đổi hệ thống số từ thập phân sang nhị phân và ngược lại. Kĩ năng: Chuyển đổi thành thạo giữa hệ thống số thập phân sang nhị phân và ngược lại. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Đơn vị dùng để đo lượng thông tin trong tin học là những đơn vị nào? Câu 2: Thế nào là bảng mã ASCII. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đơn vị trong tin học. GV: Trong tin học chúng ta có rất nhiều hệ thống cơ số, mỗi hệ thống cơ số có một đặc trưng riêng. Để biết được đó là những hệ thống cơ số nào và đặc trưng của nó ra sao chúng ta vào phần 1. Trong chương trình học chúng ta sẽ tìm hiểu 2 hệ thống cơ số cơ bản và thường hay gặp nhất là hệ thập phân và hệ nhị phân. Em hiểu thế nào là hệ thập phân? HS: Hệ thập phân là hệ có 10 kí số từ 0,.., 9. GV: Từ các chữ số có trong hệ sẽ được ghép lại thành các số như: 23, 7, 8574,.... Các con số này là các con số chúng ta sử dụng hằng ngày. Để phân biệt với các hệ thống cơ số khác ở mỗi hệ thống cơ số được quy định bởi 1 cơ số đặc trưng, cơ số này được viết ở góc dưới bên phải của mỗi số thuộc hệ thống cơ số đó. VD: hệ thập phân có cơ số là 10, số 11 thuộc hệ thập phân ta viết như sau: 1110. GV: Cho học sinh ghi bài. HS: Ghi bài vao vở. GV: Chúng ta sẽ tiếp tục sang hệ thống cơ số thứ 2 hệ nhị phân. Thế nào là hệ nhị phân? HS: Hệ nhị phân là hệ chỉ có 2 kí số là 0 và 1. GV: Từ 2 kí số này người ta tạo nên các dãy số nhị phân như: 110, 101110, 0011010101,.... Hệ thập phân có cơ số là 10, tương tự như vậy hệ nhị phân theo em nó sẽ có cơ số là bao nhiêu? HS: Cơ số là 2. GV: Gọi 1 học sinh nhận xét. HS: Nhận xét và nhắc lại câu trả lời của bạn. GV:Cô có dãy số 11 của hệ nhị phân, muốn viết đầy đủ cô sẽ viết như thế nào? HS: 112. GV: Ngoài cơ số là 2, hệ nhị phân còn có 1 cơ số khác là chữ: b. B là từ viết tắc của từ tiếng Anh binary. Vậy ngoài cách viết số 2 dưới mỗi số ta còn có thể viết như thế nào? VD số 11? HS: 11b. GV: Ngoài ra chúng ta còn có các hệ thống cơ số khác như: thập lục phân ( cơ số: 16), bát phân,.... Hoạt động 2: Chuyển đổi giữa các hệ thống cơ số GV: Muốn biểu diễn qua lại giữa các hệ thống cơ số chúng ta phải làm như thế nào? Chúng ta sang phần 2 để học cách chuyển đổi giữa các hệ thống cơ số. Đầu tiên chúng ta sẽ đổi từ số thập phân sang nhị phân. Muốn đổi số thập phân cho trước thành số nhị phân ta lấy số thập phân lần lượt chia cho 2 đến khi nào thương số bằng 0 thì dừng, lúc đó số nhị phân tương ứng chính là số dư của các phép chia lấy theo thứ tự ngược lại. Ví dụ: 2410 = ?2 24 2 0 12 2 0 6 2 0 3 2 1 1 2 1 0 Số nhị phân tương ứng là bao nhiêu? HS: 11000 GV: Gọi 1 học sinh lên đổi số 30 thành số nhị phân. HS: HS thực hiện. GV: Muốn chuyển đổi từ số nhị phân sang số thập phân ta làm như thế nào? Các em sẽ đánh số thứ tự của các chữ số trong số nhị phân cần đổi từ phải qua trái và bắt đầu bằng số 0. Sau đó chúng ta lấy lần lượt các chứ số trong dãy số nhị phân nhân cho 2 lũy thừa với số thứ tự tương ứng rồi cộng các kết quả lại với nhau. VD: cô có số 101102=?10 4 3 2 1 0 101102= 1 x 24 + 0 x 23 + 1 x 22 + 1 x 21 + 0 x 20 = 2210 GV : Gọi 1 học sinh lên đổi số 11000 sang số thập phân. HS : Thực hiện. GV : Gọi học sinh nhận xét. HS : Nhận xét và ghi bài. Các hệ thống cơ số Hệ thập phân : Có 10 kí tự số gồm : 0, 1, 2,..., 9. Cơ số : 10 ( có thể có hoặc không có cơ số kèm theo). Ví dụ : 23, 6, 65, 32, 345,.... Hệ nhị phân : Có 2 kí tự số : 0, 1. Cơ số : 2 hoặc b. Ví dụ : 010000012, 1011110b,.... Ngoài ra còn có các hệ thống cơ số như : thập lục phân, bát phân,... Chuyển đổi giữa các hệ thống số : Đổi thập phân sang nhị phân : Quy tắc : Chia lần lượt số đó cho 2 đến khi thương số bằng 0 và lấy kết quả là các số dư theo thứ tự từ dưới lên. Ví dụ :2410 = ?2 24 2 0 12 2 0 6 2 0 3 2 1 1 2 1 0 2410 =110002 Đổi nhị phân sang thập phân : Quy tắc : Biểu diễn số đó dưới dạng lũy thừa của 2. Ví dụ : 101102 = 1 x 24 + 0 x 23 + 1 x 22 + 1 x 21 + 0 x 20 = 2210 Củng Cố: Câu 1: Hãy nêu các hệ thống cơ số mà em biết? Câu 2: Hãy nêu cách chuyển đổi giữa hệ thập phân sang nhị phân và ngược lại? Hướng dẫn về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbiểu dien du lieu trong tin học(tt).doc
Giáo án liên quan