I. Mục tiêu:
- Biết được hình dáng, cấu tạo vf vạt liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh giáo khoa về các dụng cụ cơ khí( nếu có)
- Một số dụng cụ như: thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa .
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 20. Dụng cụ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/11/2008 Lớp 8A
Bài 20. dụng cụ cơ khí
I. Mục tiêu:
- Biết được hình dáng, cấu tạo vf vạt liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh giáo khoa về các dụng cụ cơ khí( nếu có)
- Một số dụng cụ như: thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa….
Tiết ppct: 19
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Bài cũ: 1.
2.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Dụng cụ đo và kiểm tra
1. Thước đo chiều dài
a. Thước lá (H 20.1)
Thước lá được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn và không gỉ. Nó có chiều dày 0,9- 1,5mm, rộng 10- 25mm, dài 150- 1000mm. Trên thước có vạch, các vạch cách nhau 1mm.
Thước lá dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước sản phẩm.
b. Thước cặp
Được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ, có độ chính xác cao( 0,1-0,05mm).
Thước cặp dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ…với kích thước không lớn lắm.
2. Thước đo góc
Thường là êke, ke vuông và thước đo góc vạn năng( h20.3)
HĐ2.
*- Phát thước lá, thước cặp, êke và thước đo góc vạn năng cho học sinh quan sát, thảo luận để tìm hiểu về cấu tạo, cách sử dụng của mỗi loại.
- Gọi các học sinh phát biểu về cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đó.
- Giáo viên kết luận( Giáo viên giới thiệu kĩ cho học sinh về thước cặp).
- Học sinh nhận dụng cụ từ giáo viên và thảo luận về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng của mỗi loại dụng cụ rồi cử đại diện trả lời.
- Học sinh ghi vào vở
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
- Mỏ lết
- Cờ lê
- Tua vít
- Êtô
- Kìm
HĐ3.
*- Phát dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt( mỏ lết, cờlê, tua vít, êtô, kìm) cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh thảo luận về cấu tạo, cách sử dụng và công dụng của mỗi loại.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh về ê tô và cách sử dụng.
- Yêu cầu học sinh phát biểu về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng của mỗi loại dụng cụ.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh nhận dụng cụ từ giáo viên và thảo luận về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng của mỗi loại dụng cụ rồi cử đại diện trả lời.
- Học sinh ghi vào vở
III. Dụng cụ gia công
- Búa
- Đục
- Cưa
-Giũa
HĐ4.
*- Phát dụng cụ gia công( gồm búa, cưa, đục, giũa) cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh thảo luận về cấu tạo, cách sử dụng và công dụng của mỗi loại.
- Yêu cầu học sinh phát biểu về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng của mỗi loại dụng cụ.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh nhận dụng cụ từ giáo viên và thảo luận về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng của mỗi loại dụng cụ rồi cử đại diện trả lời.
- Học sinh ghi vào vở
HĐ5:
- Gọi 1 học sinh đọc " Ghi nhớ"
- Hưỡng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài 21sgk.
File đính kèm:
- jdaskfhaksdfhla21-1 (3).doc