I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn
- Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
2. Kĩ năng
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn
- Học sinh nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
3. Thái độ
- Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh
- Giúp học sinh thêm yêu thích quý trọng các tác phẩm nghệ thuật.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4071 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 17: Thưởng thức mỹ thuật Xem tranh du kích tập bắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Mỹ thuật
Tiết Tuần
Lớp: 5
Người soạn: Dương Thu Hà, Lớp K29A4
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Bài 17: Thưởng thức mỹ thuật
Xem tranh du kích tập bắn
Mục tiêu
1.Kiến thức
- Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn
- Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
2. Kĩ năng
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn
- Học sinh nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
3. Thái độ
- Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh
- Giúp học sinh thêm yêu thích quý trọng các tác phẩm nghệ thuật.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh Du kích tập bắn
- Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác nhau.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh(nếu có)
3. Phương pháp dạy học
- Quan sát, trực quan, gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm.
Hoạt động dạy – học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng
3ph
2ph
10ph
20ph
5ph
A/ Hoạt động khởi động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ở phần đầu các con đã được thưởng thức vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ với chất liệu sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Hôm nay cô và các con lại có dịp để tìm hiểu một họa sĩ nổi tiếng. Đó là họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung qua tác phẩm Du kích tập bắn của ông.(GV ghi tên bài lên bảng)
2. Dạy bài mới.
2.1: Vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Các con hoạt động nhóm đôi quan sát SGK/ tr 54 và trả lời các câu hỏi sau về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung: (4 phút)
+ Năm sinh ?
+ Quê quán ?
+ Quá trình học tập và công tác ?
+ Tác phẩm tiêu biểu ?
+ Giải thưởng ?
- GV chốt: Các con trả lời đúng rồi đấy, ông tốt nghiệp khóa 5 (1929 – 1934) trường mỹ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mỹ thuật dân tộc. Là một trong những người đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ (1946). Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông đã cùng đoàn quân Nam, tiến vào Nam Trung Bộ kịp thời sáng tác góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Các con quan sát lên trên bảng cô có một số bức tranh do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sáng tác.(GV treo tranh phóng to lên trên bảng)
2.2: Xem tranh: Du kích tập bắn
- GV treo tranh Du kích tập bắn đã được phóng to lên trên bảng cho học sinh quan sát và giới thiệu: Bức tranh Du kích tập bắn được vẽ ngày 2/3/1947, ở bức tranh này tác giả đã đổi mới phương pháp sáng tác. Ông trực tiếp quan sát đối tượng, dung bột màu vẽ nhanh tại chỗ.
- Một bạn đọc cho cô mục 2 trang 55 SGK
- Các con hoạt động nhóm đôi quan sát tranh kết hợp SGK/ tr55 thảo luận các câu hỏi sau(4 phút):
- Nội dung đề tài ?
- Hình ảnh ?
- Bố cục: Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ ?
- Tư thế các động tác, nhân vật ?
- Màu sắc ?
- Cảm nhận ?
- GV chốt:
+ Hình ảnh: Bức tranh ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kích gồm có 5 người. Năm nhân vật ở những tư thế khác nhau: kẻ đứng, người trườn, kẻ bò, người ngồi, không một tư thế nào trùng lặp. Tính chất động của tạo hình dân tộc đem lại cho bức tranh một sự sống động. Khung cảnh bãi tập là một bờ mương đầy nắng, xa xa ẩn hiện mấy mái nhà, làng mạc và bầu trời.
+ Màu sắc: Màu sắc chủ đạo của bức tranh là màu vàng cam của đất, màu mây trắng và màu xanh của cây cối. Tuy nhiên màu vàng cam là nhiều nhất. Chất liệu là màu bột.
Nắng vàng rực rỡ trải lên nhân vật, lên cảnh sắc làm cho bức tranh thêm sống động, gợi cảm.
- Bức tranh là hình ảnh trung thực của cuộc kháng chiến anh dũng ở liên khu 5 theo cách nhìn của người họa sĩ lạc quan cách mạng: Cuộc kháng chiến cuối cùng sẽ đi tới thắng lợi bởi sự đoàn kết một lòng đấu tranh không quản ngại mọi gian khổ hi sinh của toàn quân toàn dân ta.
- Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của đề tài chiến tranh cách mạng.
- Sau khi xem tranh bạn nào có thể nhận xét cho cô về bức tranh này.
C/ Củng cố - dặn dò
1. Đánh giá, nhận xét
- Tiêt học hôm nay các con rất sôi nổi xây dựng bài. Các con tiếp tục phát huy trong các tiết học sau
2. Dặn dò
- Về nhà đọc thêm về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- Xem trước bài mới.
- Tìm một số mẫu trang trí hình chữ nhật (nếu có)
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- HSTL
- Ông sinh năm 1912 và mất năm 1977
- Xã Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Ông tốt nghiệp trường mỹ thuật Đông Dương năm 1934 và tham gia cách mạng từ rất sớm(1945). Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia mở các lớp đào tạo họa sĩ tại Nam Trung Bộ và sáng tác nhiều tranh…
- Tác phẩm tiêu biểu của ông: Công nhân cơ khí, Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi, bộ đội nam tiến…
- Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1966.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát trên bảng cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tranh
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Một học sinh đọc.
HSTL
- Chiến tranh cách mạng
- Các chiến sĩ tập bắn
- Năm nhân vật chính được sắp xếp ở vị trí trung tâm.
- Các tư thế khác nhau theo bố cục xa gần.
- Đây là một tác phẩm đẹp và có giá trị nghệ thuật cao.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 đến 2 học sinh nêu nhận xét trước lớp. Nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
- Học sinh lắng nghe tiếp thu ý kiến của giáo viên
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Treo tranh đã chuẩn bị
Treo tranh Du kích tập bắn
File đính kèm:
- bai 17du kich tap ban(1).doc