- Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
- Biết cách phân biệt một số loại vải thường dùng trong may mặc.
- Có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại vải thường dùng.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1. các loại vải thường dùng trong may mặc.(tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3.
Tuần 2.
Thứ … ngày…tháng….năm 200..
Bài 1.
Các loại vảI thường dùng trong may mặc.(Tiết 2)
Mục tiêu.
Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
Biết cách phân biệt một số loại vải thường dùng trong may mặc.
Có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại vải thường dùng.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Một số loại vải thường dùng, bật lửa, bát nước, băng vải.
HS: Đọc trước nội dung bài 1 SGK, chuẩn bị một số đồ dùng theo cá nhân. Một số loại vải thường dùng, bật lửa, bát nước, băng vải.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong tiết hcọ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại vải được tạo thành do sự kết hợp của hai loại vải trên và cách phân biệt các loại vải mà chúng ta đã được học.
Hoạt động 2: Vải sợi pha.
Em hiểu thế nào là sợi pha, vải sợi pha được hình thành như thế nào?
GV gọi học sinh đọc thông tin trong SGK
? Nhắc lại tính chát của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học rồi dự đoán tính chất của vải sợi pha.
Nguồn gốc.
Vải sợi pha được pha được dệt từ sợi pha.
Sợi pha được hình thành do sự kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt.
Tính chất.
Vải sợi thường có những ưu điểm của các sợi thành phần.
VD: Vải dệt bằng sợi bông pha sợi tổng hợp thường hút ẩm nhanh, mặc thoáng mát, bền không nhàu.
Hạot dộng 3: Thử nghiệm để phân biẹt các loại vải.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng 1.
Học sinh hoàn thành trên bảng phụ.
GV kết luận chung và đưa ra đáp án đúng.
GV thực hiện các thao tác: Vò vải, đốt vải và nhúng vải vào nước đối với từng mẫu vải để học sinh quan sát và nhận biết.
Học sinh quan sát và thực hiện trên những mẫu vải mà mình đã chuẩn bị.
GV đọc và phân tích thành phần trên băng vải, hướng dẫn học sinh đọc các băng vải.
1- Một số tính chất của các loại vải.
Loại vải
T.chất
Vải sợi TNhiên
Vải sợi hoá học
Vải bông.
Tơ tằm.
Vải Visco, xatanh.
Lụa nilong, polyeste
Độ nhàu.
Dễ nhàu.
ít nhàu.
Không nhàu.
Độ vụn của tro
Dễ tan.
Dễ tan.
Vón cục, kông tan
2- Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải.
GV và học sinh thực hiện để phân biệt thành 2 loại vải. Số còn lại là vải sợi pha.
3- Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên quần áo..
Củng cố.
GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
GV nhấn mạnh trong tâm bài học.
Hướng dẫn về nhà.
Trả lời câu hỏi 2-3 Trang 10 SGK.
Chuẩn bị trước bài 2: Lựa chọn trang phục.
………………………………………………………………….
Tiết 4.
Tuần 2.
Thứ … ngày…tháng….năm 200..
Bài 2.
Lựa chọn trang phục.
A- Mục tiêu.
Biết được khái niệm trang phục là gì. Các loại trang phục và chức năng của trang phục.
Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các loại trang phục
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tranh ảnh về một số loại trang phục.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 2- SGK, sưu tầm một số mẫu quần áo.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 học sinh lên bảng tự hỏi nhau về kiến thức của bài trước.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mặc là nhu cầu thiết yếu củu con người. Song may mặc như thế nào để đảm bảo, tôn vinh vẻ đẹp của con người đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải biết cách lựa chọn vải phù hợp về màu sắc, hoa văn, kiểu may…Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp.
Hoạt động 2: Trang phục và chức năng của trang phục.
GV dùng tranh ảnh giới thiệu một số loại trang phuc.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: Trang phục là gì?
Học sinh trả lời.
GV nhận xét và kết luận chung.
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 1.4 SGK rồi nêu tên gọi và công dụng của các loại trang phục trong hình.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Có mấy cách phân loại trang phục.
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung phần 3 và trình bày những hiểu biết của em về trang phục.
1- Trang phục là gì?
Trang phục bao gồm quần, áo và một số vật dụng đi kèm như mũ, giày, tất, khăn trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất.
2- Các loại trang phục.
Theo thời tiết.
Theo công dụng.
Theo lứa tuổi.
Theo giới tính.
3- Chức năng của trang phục.
Bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của mội trường.
Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
ố Thể hiện cá tính, nghề nghiệp và trình độ của người mặc.
4- Củng cố.
Trình bày chức năng và công dụng của trang phục.
GV kết luận chung và nhấn mạnh trọng tâm bài học.
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài.
Tìm hiểu và đọc trước mục 2: Lựa chọn trang phục.
………………………………………………………………….
Hết tuần 2.
File đính kèm:
- cong nge 6 t2.doc