Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Địa lí

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THPT

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Khung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ năm học 2009-2010, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT (một số phần có sự điều chỉnh so với năm học 2008-2009).

1. Về khung Phân phối chương trình

KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,.), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.

Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày (thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu). Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THPT trong cả nước.

Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng cao (nếu có) cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền quản lí. Các trường THPT có điều kiện bố trí giáo viên (GV) và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết; + Chương trình Nâng cao là 70 tiết. - Về kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dạy đủ số tiết lí thuyết và thực hành đã quy định trong phân phối chương trình. Chương trình và sách giáo khoa chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập. Giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế để định ra nội dung cho các tiết Ôn tập nhằm củng cố hệ thống các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. - Về Đổi mới phương pháp dạy học: Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường TTHPT cần theo 4 hướng chủ yếu: + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; + Bồi dưỡng phương pháp tự học; + Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chống lại thói quen học tập thụ động. Để đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong trường THPT nhanh chóng đạt hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc sau đây: + Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy học và tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập, hứng thú học tập. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học địa lí thông dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như: thảo luận, khảo sát điều tra, động não, dự án; biết cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh về PPDH và giáo dục của giáo viên; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan, thoả mãn; + Đa dạng hóa, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp, tham quan, khảo sát địa phương, hoạt động ngoại khóa; + Tích cực sử dụng phương tiện dạy học, đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh; nắm chắc điều kiện của nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, tài liệu tham khảo); + Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lí thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh... để tìm kiến thức, rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập địa lí. + Những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa để giảm tính trừu tượng của kiến thức và tăng tính thực tiễn của nội dung học tập. - Về dạy học địa lí địa phương: Để thực hiện được tốt nội dung địa lí địa phương ở lớp 12, cần dựa vào tài liệu địa lí địa phương, kết hợp với các nguồn tài liệu khác; giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu các nội dung theo chủ đề trước giờ học địa lí địa phương khoảng 2 tháng. Mỗi nhóm HS tìm hiểu một chủ đề theo gợi ý trong SGK. Có thể áp dụng phương pháp học theo dự án để hướng dẫn HS hoàn thành chủ đề nghiên cứu. Trong thời gian dạy học địa lí địa phương, GV dành một tiết đầu để HS hoàn thiện nội dung báo cáo, sau đó tổ chức cho HS trình bày báo cáo (tiết 2, chương trình chuẩn; tiết 2,3 chương trình nâng cao). Khi tổ chức cho HS báo cáo kết quả nghiên cứu, GV nên hướng dẫn các em trình bày, thảo luận theo kiểu một hội thảo khoa học, thông qua đó giúp HS hiểu và nắm vững các đặc trưng về địa lí tỉnh (thành phố), đồng thời biết cách tìm hiểu địa lí địa phương, cách tổ chức một hội thảo khoa học. - Về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí (theo tài liệu chuyên đề và sự chỉ đạo tại công văn 3857/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 5 năm 2009 về việc tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT). 2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình; thực hiện đổi mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới PPDH; - Trong cả năm học phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra giữa học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra học kì như trong KPPCT. Cần kết hợp giữa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận trong KTĐG kết quả học tập của học sinh. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 45 phút để đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định. - Cần đánh giá và cho điểm sau mỗi bài thực hành. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh. - Nội dung KTĐG cần giảm các câu hỏi chỉ yêu cầu thuộc bài, tăng cường kiểm tra kiến thức ở các mức độ hiểu và vận dụng kiến thức. Cần từng bước đổi mới KTĐG cách nêu vấn đề "mở", đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. - Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lí bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Atlát, sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ đối với các vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ta, các điều kiện kinh tế -xã hội, tài nguyên của quê hương đất nước. - Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra: + Kiểm tra đánh giá thường xuyên: bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. Khi kiểm tra miệng cần rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng diễn đạt trước tập thể. + Trong kiểm tra đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kĩ năng viết, trình bày một vấn đề. + Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học... và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học. B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 Cả năm: 37 tuần (52 tiết) Học kì I: 19 tuần (35 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) Nội dung Thời lượng Phần một - Địa lí tự nhiên Chương I - Bản đồ 4 tiết (3 LT+1TH) Chương II - Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất 2 tiết (LT) Chương III - Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí 14 tiết (12LT+2TH) Chương IV - Một số quy luật của lớp vỏ địa lí 2 tiết (LT) Phần hai: Địa lí kinh tế - xã hội Chương V - Địa lí dân cư 4 tiết (3 LT+1TH) Chương VI - Cơ cấu nền kinh tế 1 tiết (LT) Chương VII - Địa lí nông nghiệp 4 tiết (3 LT+1TH) Chương VIII - Địa lí công nghiệp 5 tiết (4 LT+1TH) Chương IX - Địa lí dịch vụ 6 tiết (5 LT+1TH) Chương X - Môi trường và sự phát triển bền vững 2 tiết (LT) Ôn tập 4 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 52 tiết (37LT+7TH+4ÔT+4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 30: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia. LỚP 10 (Nâng cao) Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (36 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng Phần một: Địa lí tự nhiên Chương I - Bản đồ 5 tiết (4LT +1TH) Chương II - Vũ trụ. Các vận động chính của Trái Đất trong Vũ Trụ và các hệ quả của chúng 3 tiết (2LT+1TH) Chương III - Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển 5 tiết (4LT +1TH) Chương IV - Khí quyển 6 tiết (5LT +1TH) Chương V - Thuỷ quyển 5 tiết (4LT +1TH) Chương VI - Thổ nhưỡng và sinh quyển 4 tiết (3LT +1TH) Chương VII - Một số quy luật của lớp vỏ địa lí 2 tiết (LT) Phần hai: Địa lí kinh tế - xã hội Chương VIII - Địa lí dân cư 6 tiết (4LT +2TH) Chương IX - Cơ cấu nền kinh tế. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế 3 tiết (2LT +1TH) Chương X - Địa lí nông nghiệp 5 tiết (4LT +1TH) Chương XI - Địa lí công nghiệp 6 tiết (5LT +1TH) Chương XII - Địa lí dịch vụ 9 tiết (7LT +2TH) Chương XIII - Môi trường và sự phát triển bền vững 3 tiết (2LT +1TH) Ôn tập 4 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 70 tiết (48LT+14TH+4ÔT+4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 31: Cơ cấu dân số. LỚP 11 Cả năm: 37 tuần (35 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) Nội dung Thời lượng A - Khái quát về nền kinh tế - xã hội thế giới 7 tiết (6LT + 1TH) B - Địa lí khu vực và quốc gia 22 tiết (15LT + 7TH) Ôn tập 2 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 35 tiết (21LT + 8TH + 2ÔT + 4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 8: Liên bang Nga. LỚP 11 (Nâng cao) Cả năm: 37 tuần (52 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng A - Khái quát về nền kinh tế - xã hội thế giới 9 tiết (7LT+2TH) B - Địa lí khu vực và quốc gia 35 tiết (25LT + 10TH) Ôn tập 4 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 52 tiết (32LT+12TH+4ÔT+4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 8: Cộng hoà liên bang Bra-xin. LỚP 12 Cả năm: 37 tuần (52 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 tiết Địa lí tự nhiên 14 tiết (12LT + 2TH) Địa lí dân cư 4 tiết (3LT + 1TH) Địa lí kinh tế 24 Tiết (19LT + 5TH) Địa lí địa phương 2 tiết (TH) Ôn tập 3 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 52 tiết (35LT + 10TH + 3ÔT + 4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. LỚP 12 (Nâng cao) Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (37 tiết) Học kì II: 18 tuần (33 tiết) Nội dung Thời lượng Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 tiết Địa lí tự nhiên 19 tiết (15LT + 4TH) Địa lí dân cư 5 tiết (4LT + 1TH) Địa lí kinh tế 34 Tiết (26LT + 8TH) Địa lí địa phương 3 tiết (TH) Ôn tập 4 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 70 tiết (46LT + 16TH + 4ÔT + 4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 33: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

File đính kèm:

  • docPPCT DIA LI THPT.doc