Kế hoạch giảng dạy tuần 25

Toán

LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU:

 - Củng cố về đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.

 - Củng cố về giải toán.

Ghi chú: - Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3, 4.

 - BT 5 dành cho HS khá, giỏi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1

 - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.

III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/ Bài cũ:

 - HS lên chữa bài tập số 2 trong SGK tiết 93.

 - GV nhận xét cho điểm.

2/ Bài mới:

*Giới thiệu bài (trực tiếp)

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường học. 3/ Củng cố,dặn dò. - GV nhận xét tiết học . - Dặn h/s về nhà xem trước bài: Thứ 5 ngày 27 tháng 02 năm 2014 Tập đọc cái nhãn vở I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. - Biết được tác dụng của nhãn vở. - HS khá giỏi tìm được tiếng có vần ang, ac, biết tự viết nhãn vở II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc. Bộ chữ HVTH - HS: Đọc bài cũ ;Q/S tranh SGK,đọc trước bài Cái nhãn vở. Bộ chữ HVTH III/ Các hoạt động dạy học. Tiết 1 1/ Bài cũ: - Hai h/s lên đọc thuộc lòng bài Tặng cháu và trả lời câu hỏi 2 trong SGK. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: - Giới thiệu bài: ( trực tiếp ). *HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc toàn bài: Giọng chậm rải, nhẹ nhàng. (1 H/s G đọc bài: giọng đọc rõ ràng, rành mạch.) - GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó và dễ lẫn; (nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.) - H/s phân tích từ khó: quyển vở, ngay ngắn...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại). - Luyện đọc câu: H/s chỉ từng chữ ở câu thứ nhất - đọc nhẩm. tiếp tục với các câu sau. Sau đó đọc nối nhau đọc trơn (thành tiếng) từng câu. - Luyện đọc đoạn, bài: GV chia thành 2 đoạn: đoạn 1; 3 câu đầu.đoạn 2: câu còn lại. - H/s nối tiếp nhau thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. - Cá nhân thi đọc cả bài. Các bàn , nhóm, tổ thi đọc đồng thanh. HS đọc ĐT cả bài 1 lần. - Một h/s giỏi đọc toàn bài. *HĐ2: ( Dành cho HS khá, giỏi)Ôn các vần ang, ac. - Tìm tiếng trong bài có vần ang (H/s: Giang, trang). - Gọi h/s đọc và phân tích tiếng vừa tìm được (H/s TB, K phân tích). - H/s thi tìm tiếng ngoài bài có vần ang và ac. - H/sinh dùng bộ chữ tìm và ghép các tiếng từ chứa vần ang, ac. H/s đồng loạt tìm và ghép. GV nhận xét. Tiết 2 *HĐ3: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài. a/ Tìm hiểu bài đọc. - 1 HS K,G đọc 3 câu đầu, cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1 SGK (HS: Bạn viết tên trường, lớp... ). - 2 H/s K, TB đọc hai câu tiếp theo, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (H/s:Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở). ? Nêu tác dụng của nhãn vở. (Nhãn vở giúp ta biết quyển vở đó là quyển vở toán, tiếng việt...). - 3 - 4 HS thi đọc bài văn. Gv nhận xét b/ HD học sinh tự làm và trang trí 1 nhãn vở. - HS xem mẫu trang trí nhãn vở trong SGK. GV hướng dẫn học sinh cách làm. - GV chia nhóm 4 HS thi nhau làm và trang trí 1 nhãn vở. HS trưng bày sản phẩm GV nhân xét. 3/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đọc bài và tự làm nhãn vở. Tự nhiên xã hội bài 25: con cá I/ Mục tiêu: - Kể tên và nêu ích lợi của cá. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật. - HS khá, giỏi: Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn. - HS quyết định ăn cá từ các thong tin nắm được về cá. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các hình ảnh bài 25 trong SGK. Cá đựng trong bình đem đến lớp. - HS đem cá đến lớp, bút chì. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: -Nêu ích lợi của cây gỗ. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài. (bằng lời). *HĐ1: Quan sát con cá được mang đến lớp. Mục tiêu: Học sinh nhận ra các bộ phận chính của con cá. Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào. CTH. Bước 1: HS làm việc nhóm đôi theo gọi ý. Hãy quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau: ? Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá. ? Cá sử dụng bộ phận nào của cơ thể để bơi. ? Cá thở như thế nào. Bước 2: HS làm việc theo cặp. GV quan sát giúp đỡ các cặp. Bước 3: Đại diện các cặp lên trình bày kết quả. GV nhận xét. - GV kết luận: Con cá có đầu, mình, vây, đuôi... Cá thở bằng mang, cá sử dụng ô xi để thở. *HĐ2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: - HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. - Biết một số cách bắt cá. Biết ăn cá có lợi cho sức khỏe. CTH. Bước 1: HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. (H/s K, G đọc câu hỏi). - GV giúp đỡ HS TB, Y. Bước 2: GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận. ? Nói về một số cách bắt cá. ? Kể tên các loài cá mà em biết. ? Em thích ăn loại cá nào ? Tại sao chúng ta ăn cá. - Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. HS và GV nhân xét chốt kết qủa. - GV kết luận: Có nhiều cách bắt cá: Bắt cá bằng lưới, thuyền, vó... - Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho cơ thể. ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn... HĐ 3: Làm việc cá nhân với vở BT. Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu biểu tượng về con cá. CTH. - HS lấy vở BT. (H/s K, G đọc yêu cầu BT). - HS tự vẽ con cá vào vở của mình và giải thích những gì các em đã vẽ. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. (Nếu không đủ thời gian cho HS về nhà hoàn thành tiếp). 3 Củng cố, dặn dò: ? Hãy nêy ích lợi của việc ăn cá. - Dặn h/s về nhà hoàn thành bài trong vở BT. Xem trước bài 26. Thứ 6 ngày 28 tháng 02 năm 2014 Chính tả - tập chép tặng cháu I/ Mục đích ,yêu cầu: - Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 - 17 phút. - Điền đúng chữ n, l, vào chỗ trống; dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng . Bài tập 2a hoặc 2b II/ Đồ dùng dạy –học: - GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3 và bài chính tả. - HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/Bài cũ: - Hai H/s lên bảng làm bài tập 2 SGK. - GV nhận xét. 2/Bài mới: *GTB:(trực tiếp) *HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép: a/ HD HS chuẩn bị. - GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần).2 - 3 HS K,G đọc lại. b/Hướng dẫn viết từ khó dẽ viết sai. (cháu, ra, mai sau,giúp, ...) - Yêu cầu HS K,TB nêu các từ khó viết : cháu, giúp, ra, mai sau,... - Yêu cầu HS đọc,GV hướng dẫn - HS viết các từ khó vào bảng con.GV nhận xét. c/ - HS chép bài vào vở. GV giúp đỡ H/s TB,Y. HS đổi vở soát lỗi cho nhau. d/ Chấm, chữa bài. - GV chấm 10 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm. *HĐ2: HD làm bài tập chính tả. +Bài tập 2: - 1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi.H/s quan sát tranh và 1H/s lên bảng làm mẫu, cả lớp nhận xét. - HS làm cá nhân VBT, 1 HS K lên bảng làm(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y) - Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( gà mái, máy ảnh...) + Bài tập 3: 1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi. - GV chia lớp thành 3 nhóm, HS lên bảng làm theo cách tiếp sức –tìm từ...HS cuối cùng đọc kết quả của nhóm. - GV,HS nhận xét,kết luận nhóm thắng cuộc( HS TB vàY đọc lại từ đúng.) 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li. Kể chuyện rùa và thỏ I/ Mục đích ,yêu cầu: - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: chớ nên chủ quan kiêu ngạo. - HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn của câu chuyện. + HS có KN : - Xác định giá trị ( biết tôn trọng người khác) - Tự nhận thức bản thân ( Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân). - Lắng nghe phản hồi tích cực. II/ Đồ dùng dạy –học: - GV: Tranh minh họa, chuyện kể trong SGK. - HS: Đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: GTB:(trực tiếp) *HĐ1: Giáo viên kể chuyện. - GV kể chuyện 2 – 3 lần giọng diễn cảm : + Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. + Kể lần 2 - 3 kết hợp với từng tranh minh họa – Giúp HS nhớ câu chuyện. - Chú ý về kỷ thuật kể – Lời vào truyện khoan thai. Lời Thỏ đầy kiêu căng ngạo mạn. Lời Rùa chậm rãi nhưng đầy tự tin, dám thách Thỏ. *HĐ2: HD học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, (H/s K, G đọc câu hởi dưới tranh và trả lời câu hỏi. ? Tranh 1 vẽ cảnh gì (Rùa chậm chạm, Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa). - Câu hỏi dưới tranh là gì. (Rùa trả lời ra sao ? Thỏ nói gì với Rùa). - Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương). - HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. - HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1). * HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, Mỗi nhóm có 3 HS đóng các vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện, thi kể lại toàn câu chuyện. Chú ý: Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện. Những lần kể sau mới giao cả vai người dẫn chyện cho HS. (Làm sao cho nhiều HS sinh ở mọi trình độ được kể. * HĐ 4: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa chuyện. ? Vì sao Thỏ thua Rùa. (HS: Thỏ thua Rùa vì chủ quan kiêu ngạo...). ? Câu chuyện này khuyên các em điều gì. (Như phần 2 mục tiêu). 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ? Qua câu chuyện trên muốn khuyên các em điều gì. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị câu chuyện “Cô bé chùm khăn đỏ” tiết sau. toán kiểm tra giữa học kỳ ii (Học sinh làm bài vào phiếu) Thủ công bài 19: cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. - Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. * Với học sinh khéo tay: - Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. - Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: hình chữ nhật (HCN) mẫu, giấy thủ công. - HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - K/tra đồ dùng học tập của h/s. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Học sinh thực hành. - Gọi học sinh nhắ lại cách kẻ hình chữ nhật theo hai cách. - HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo trình tự: Kẻ hình chữ nhật, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. - GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng. - Cả lớp đều làm, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. *HĐ2: Đánh giá sản phẩm của học sịnh. - Giáo viên thu bài và đámh giá sản phẩm của từng học sinh sau đó nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt. 3/ Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ... để tiết sau học bài “Cắt, dán hình vuông”.

File đính kèm:

  • docTUAN 25 LOP 1.doc
Giáo án liên quan