Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 9 - Năm học : 2013 - 2014

1.Những thuận lợi:

- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 9 (phần trồng cây ăn quả) nhìn chung gần gũi với điều kiện thực tế tại địa phương nơi trường đóng; thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh.

- SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, thực sự trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức học tập cho học sinh.

- Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng chủ yếu, điều này đã tăng cường sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh tở nên sinh động hơn, thiết thực hơn.

- Nguồn mẫu vật dồi dào, thực tiễn để liên hệ rất sinh động, học sinh nhìn chung hăng hái với các hoạt động thực hành thực tế ngoài vườn trường.

- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng.

2.Những khó khăn:

- Trường chưa có phòng học bộ môn, chưa có vườn thực hành đúng tiêu chuẩn.

- Hoạt động thực hành trên thực được hoàn toàn là tận dụng đất trong vườn trường

- Vào thời điểm triển khai việc giảng dạy bộ môn này đối với mùa vụ của một số loại cây ăn quả nên vấn đề liên hệ có tính thuyết phục không cao.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4144 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 9 - Năm học : 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MễN CễNG NGHỆ 9 I. Đặc điểm tình hình 1.Những thuận lợi: - Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 9 (phần trồng cây ăn quả) nhìn chung gần gũi với điều kiện thực tế tại địa phương nơi trường đóng; thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh. - SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, thực sự trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức học tập cho học sinh. - Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng chủ yếu, điều này đã tăng cường sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh tở nên sinh động hơn, thiết thực hơn. - Nguồn mẫu vật dồi dào, thực tiễn để liên hệ rất sinh động, học sinh nhìn chung hăng hái với các hoạt động thực hành thực tế ngoài vườn trường. - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng. 2.Những khó khăn: - Trường chưa có phòng học bộ môn, chưa có vườn thực hành đúng tiêu chuẩn. - Hoạt động thực hành trên thực được hoàn toàn là tận dụng đất trong vườn trường - Vào thời điểm triển khai việc giảng dạy bộ môn này đối với mùa vụ của một số loại cây ăn quả nên vấn đề liên hệ có tính thuyết phục không cao. II. nhiệm vụ giảng dạy 1. Mục tiêu về kiến thức: - Nêu được vai trò, ý nghĩa của nghề trồng cây ăn quả, hiểu được giá trị dinh dưỡng của một số loại quả thường gặp. - Nắm được các đặc điểm thực vật và những yêu cầu ngoại cảnh của một số giống cây ăn quả. - Nắm được các vấn đề cơ bản về quy trình kĩ thuật trồng một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế ở trong nước và ở địa phương. Nắm được các công việc cần thực hiện trong việc chăm sóc, bảo vệ phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả. 2. Mục tiêu về kĩ năng: - Rèn các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá những thông tin kiến thức. - Có thể sử dụng thành thạo các dụng cụ thực hành, trồng được một số loại cây ăn quả theo đúng quy trình kĩ thuật, chăm sóc được các cây đã trồng. - Có được các kĩ năng hợp tác trong cách thức học tập theo từng nhóm nhỏ. - Vận dụng được những hiểu biíet có được trong học tập vào thực tiễn cuộc sống. 3. Mục tiêu về thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, say mê với việc học tập bộ môn. - Giáo dục các em ý thức trân trọng lao động chân chính, định hướng nghề nghiệp, sống hoà thuận, gần gũi với thiên nhiên. - Biết hợp tác và yêu thương mọi ngoài thông qua việc lập nhóm, tổ chức học tập nhóm. - Có ý thức tham gia tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững. IV. các biện pháp thực hiện - Lập kế hoạch chi tiết và soạn giáo án đầy đủ, giảng dạy theo đúng kế hoạch và phân phối chương trình. - Tích cực áp dụng và sử dụng các phương pháp dạy học cải tiến vào từng tiết dạy, bài dạy. Tăng cường việc tiến hành các phương pháp dạy học như: Tổ chức dạy học phân nhóm, sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, phát huy tối đa ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. - Thực hiện nghêm túc tất cả các tiết thực hành, gương mẫu và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác lao động có tính chất nghề nghiệp. - Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, học tập ở bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tổ chức học sinh tham gia vào các buổi ngoại khoá, tham quan thiên nhiên, liên hệ thực tiễn sinh động vào việc giảng dạy. - Tích cực làm chuyên đề, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. - Hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các buổi hội thảo chuyên đề ở tổ nhóm chuyên môn. - Tiếp tục và tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. V. Kế hoạch cụ thể cho từng chương, bài Thời lượng Nội dung giảng dạy Mục tiêu cần đạt Chuẩn bị của thầy Chuẩn bị của trò Hđ ngoại khoá Kết quả (qua KT-ĐG) 12 tết Phần lí thuyết trồng cây ăn quả - Học sinh có được những kiến thức cơ bản về giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và những yêu cầu ngoại cảnh của 5 loại cây ăn quả được trồng phổ biến hiện nay ở nước ta và ở địa phương các em là: Cây ăn quả có múi, vải, nhãn, xoài, chôm chôm. - Nắm được quy trình kĩ thuật của việc nhân giống vô tính một số giống cây ăn quả. - Nắm được quy trình kĩ thuật của việc trồng các loại cây ăn quả nêu trên, những công việc cần tiến hành đề chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả. - Rèn các kĩ năng phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức, có lối tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo. - Giáo dục ý thức yêu thích, trân trọng lao động, hình thành ý thức nghề nghiệp cho học sinh - Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết cho từng tiết lên lớp. - Tích cực sử dụng các đồ dùng thiết bị, ứng dụng công nghệ TT vào việc giảng dạy. - Tích cực sưu tầm thông tin, tài liệu tham khảo, sử dụng nguồn mẫu vật có sẵn ở địa phương, vận dụng sáng tạo vào từng tiết lên lớp. - Tích cực học tập, nghiên cứu, tăng cường các hoạt động học tập trong nhóm nhỏ. - Luôn tự giác nghiên cứu các thông tin bài học trước khi đế lớp "Tham quan một số vườn cây ăn quả của một số hộ gia đình ở địa phương" Tiết 20 Kiểm tra: Tiết 34 và 35 Kiểm tra học kì: 23 tiết Phần thực hành trồng cây ăn quả - Rèn luyện các kĩ năng thực hành nhân giông vô tính đối với cây ăn quả như: Giâm, chiết, các kiểu ghép. - Thao tác chính xác và đúng quy trình kĩ thuật trong việc tiến hành trồng 5 loại cây ăn quả đã nêu ở trên; chẳng hạn như các khâu đào hố trống cây, đánh cây con từ vườn ươm, đặt cây vào hố đã đào, bón lót phân, lấp đất vun gốc cây. - Tiến hành chính xác các công việc như làm cỏ, tưới tiêu nước, bón thúc cho cây. - Có thể sử dụng thành thạo và mang tính nghiệp vụ đối với cácđồ dùng, dụng cụ và thiết bị làm vườn như cuốc, xẻng nhỏ, bay dào, xới đất,.... - Có kĩ năng nhận biết các một số loại sâu bẹnh hại cây ăn quả thông qua việc quan sát, nhận định, thảo luận - Học tập nghiêm túc và có hiệu quả trong nhóm nhỏ. - Biết xử lí đúng quy trình kĩ thuật trong khâu bảo quản và chế biến sản phẩm của nghề làm vườn. - Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, biết trân trọng nghề trồng cây ăn quả. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, sống hoà thuận và gần gũi với môi trường, nâng cao ý thức hợp tác lao động. - Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết cho từng tiết lên lớp. - Tổ chức phân nhóm thực hành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm trước mỗi bài thực hành ngoài vườn trường. - Sử dụng và phát huy triệt để tác dụng của các đồ dùng dạy học có trong phòng đồ dùng, khai thác tốt nguồn mẫu vật có ở địa phương. - Sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu về công tác trồng cây ăn quả ở một số vùng miền. - Tích cực học tập, nghiên cứu, tăng cường các hoạt động học tập trong nhóm nhỏ. - Luôn tự giác nghiên cứu các thông tin bài học trước khi đế lớp. - Chuẩn bị đầy đủ mọi mẫu vật và dụng cụ thực hành theo sự phân công và yêu cầu của giáo viên. - Thường xuyên rèn luyện và thực hiện các thao tác trồng, chăm sóc cây ăn quả tại vườn trường và vườn nhà. TỔ TRƯỞNG CHUYấN MễN NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH Nguyễn Văn Hoa Kí DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docKE HOACH GIANG DAY CN 9.doc
Giáo án liên quan