Giáo án Công Nghệ Lớp 9 Học kì I -Vĩnh Phúc

1. Kiến thức:

- Hiểu được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.

- Hiểu biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

2. Kỹ năng:

- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.

3. Thái độ: Say mê hứng thú ham thích môn học. Biết bảo vệ môi trường.

 

doc70 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 9 Học kì I -Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Và phải phù hợp với đường kính ống. b. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. Xem SGK – 49 Hoạt động 2: Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. GV: Giới thiệu cho học sinh về phương pháp lắp đặt kiểu ngầm qua tranh ảnh của bài. GV lưu ý cho học sinh việc lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh, với yêu cầu sử dụng và đặc điểm của kết quả, kiến trúc công trình và kỹ thuật an toàn điện. ? Theo em mạng điện sinh hoạt được lắp đặt kiểu ngầm là như thế nào ? HS: Thảo luận? GV: Cho các em trả lời và nhận xét và sau đó giáo viên kết luận lại. GV nhấn mạnh cho học sinh về một số yêu cầu về lắp đặt kiểu ngầm. II. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. - Mạng điên sinh hoạt được lắp đặt kiể ngầm là dây dẫn được đặt trong ống, trong các rãnh ngầm trong tường, trần, sàn bê tông. Cách lắp đặt này đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và cũng tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn. - Một số yêu cầu về lắp đặt kiểu ngầm. + Tiến hành trong môi trường khô ráo, trong mọi trường hợp đặt dây dẫn trực tiếp trên rãnh tường hoặc trong ống đều phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống. + Số dây và tiết diện dây phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sau này nhưng không vượt quá 40% tiét diện ống. + Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn. + Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều, một chiều và các đường dây không cùng cấp điện áp vào một ống. + Bán kính cong của ống khi đặt trong bê tông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống. + Để đảm bảo an toàn điện, tất cả các ống ( kim loại ) đều phải nối đất. Củng cố: 3 phút ? Cho học sinh đọc mục ghi nhớ của bài SGK – 50 ? Lắp đặt kiểu ngầm và kiểu nổi có yêu cầu kỹ thuật như thế nào? III. Hướng dẫn học bài ở nhà.1 phút Học bài theo SKG, vở ghi, trả lời các câu ? ở cuối bài, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : ................ Ngày giảng :................. NS: 14. 4. 2013 NG: . 4. 2013 TIếT 32. KIểM TRA AN TOàN MạNG ĐIệN TRONG NHà A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà. - Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. - Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà. 2. Kỹ năng: Quan sát, tìm hiểu và phân tích. 3. Thái độ: Say mê; hứng thú; ham thích môn học. B. Phương pháp- phương tiện: 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; luyện tập thực hành... 2. Phương tiện: a. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài b. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập c. Tiến trình hoạt động dạy học: I. Tổ chức: 9A: 9B: 9C: II. Kiểm tra: Câu hỏi: So sánh ưu- nhược điểm của pp lắp đặt kiểu nổi và kiểu ngầm Trả lời: So sánh ưu nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn. III. Bài mới: Giới thiệu bài: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kỳ và tiến hành thay thế hoặc sử chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện nhà có an toàn không? Chúng ta cùng học bài : Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức GV: Nhấn mạnh cho học sinh được biết trước khi kiểm tra mạng điện phải cắt điện Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn điện GV: Hướng dẫn học sinh biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện, để báo cho những người có trách nhiệm xử lý. GV: Đặt câu hỏi pháp vấn cho học sinh: ? Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì? có bị chùng, bị võng xuống không? ? Theo em cỡ dây như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không? ? Nếu dây dẫn điện nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn phải xử lý như thế nào? HS: Thảo luận? GV: Cho các em trả lời và nhận xét và sau đó giáo viên kết luận lại. Qua đó giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng. I. Kiểm tra dây dẫn điện. - Dây dẫn điện có vỏ cách điện cao su tiết diện lõi 4 ly (mm2) nếu là lõi đồng hoặc 6 ly là lõi nhôm. Như vậy cỡ dây này đảm bảo cho dòng điện sử dụng vì nó cho phép dòng điện 35A đi qua. Nếu dây dẫn điện vào nhà gần các cành cây thì không an toàn vĩ mưa bão cành cây gẫy đứt dây điện rất nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại, vì vậy chúng ta phaỉ xử lý bằng cách chặt quang các cành cây gần dây dẫn điện. GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra dây dẫn điện trong nhà qua việc đặt câu hỏi. ? Dây điện nhà em có nên dùng dây trần không? tại sao? ? Kiểm tra xem dây điện có bị cũ không? Có vết nứt và hở cách điện không? Nếu có xử lý như thế nào ? HS: Thảo luận? GV: Cho các em trả lời và nhận xét và sau đó giáo viên kết luận lại. GV lưu ý cho học sinh dây dẫn điện không được buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng, có thể làm hỏng lớp cách điện. Họat động 2: Kiểm tra cách điện của mạng điện. GV hướng dẫn học sinh Kiểm tra cách điện của mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị dập vỡ không và nếu bị dập vỡ thì cần phải thay thê. HS tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. Hoạt động 3: Kiểm tra thiết bị điện. GV: Đặt câu hỏi. ? Mạng điện trong nhà có các loại thiết bị gì? thường được lắp đặt ở đâu. HS: Thảo luận? GV: Cho các em trả lời và nhận xét và sau đó giáo viên kết luận lại - Dây điện nhà em không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm đến tính mạng của con người trong nhà - Kiểm tra xem dây điện có bị cũ không? có vết nứt và hở cách điện không? Nếu có cần xử lý thay dây mới. II. Kiểm tra cách điện của mạng điện. III. Kiểm tra thiết bị điện. - Những loại thiết bị của mạng điện trong nhà gồm: + Cầu dao thường được lắp đặt trên dây chính + Công tắc lắp trước các mạch điện, thiết bị có công suất nhỏ. + Cầu chì được lắp đặt ở dây pha để bảo vệ cho các thiết bị và đồ dùng điện + ổ cắm điện lắp ở nơi thuận tiện và an toàn cho việc sử dụng đồ dùng điện GV cho học sinh đưa ra các cách khắc phục ( cột B ) cho các trường hợp ở ( cột A ). HS: Thảo luận? GV: Cho các em trả lời và nhận xét và sau đó giáo viên kết luận lại. GV hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng. Hoạt động 4: Kiểm tra các đồ dùng điện. GV nhấn mạnh cho học sinh biết về việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết, nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn GV đưa ra một vài đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như : hỏng dây dẫn, phích cắm, bị rò điện giáo viên cho học sinh dùng bút thử điện kiểm tra. GV hướng dẫn học sinh quan sát kiểm tra cách điện đồ dùng điện. GV cho học sinh thảo luận về cách kiểm tra các đồ dùng điện GV kết luận phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sử chữa ngay. Chỉ khi nào đồ dùng đó được đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng. + Phích cắm điện lắp trực tiếp với các đồ dùng điện để lấy điện từ ổ căm điện. Cột A Cột B Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ Thay vỏ mới Mối nối dây dẫn của cầu dao công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng Tháo ra, nối lại mối nối. ốc, vít sau 1 thời gian sử dụng bị lỏng ra. Dùng tuavít vặn chặt lại, nếu ốc, vít chờn thay ốc, vít mới. - Cầu chì: được lắp đặt ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kỹ thuật. - Công tắc: vỏ không bị sứt vỡ, vị trí đóng cắt đúng chiều. - ổ lấy điện: không nên đặt ở nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi tránh chập mạch, đánh lửa, dùng nhiều ở các cấp khác nhau. - Phích cắm điện. Không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện. Các đầu dây nối của phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tránh chạm, chập mạch, đánh lửa. IV. Kiểm tra các đồ dùng điện. - Xem xét các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào bị sứt vỡ phải thay ngay. - Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không rạn nứt. Kiểm tra kỹ các chỗ nối vào đồ dùng điện, nếu bị gãy, có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ. IV. Củng cố: ? Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà? ?Khi kiểm tra các đồ dùng điện ta kiểm tra những gì? V. Hướng dẫn hs học ở nhà: - Học bài theo SKG, vở ghi, trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Chuẩn bị các yêu cầu về kỹ thuật chuẩn bị cho bài kiểm tra thực hành. ……………………………………………. ……………………………………………. Ngày tháng 4 năm 2013 Ký duyệt của Tổ KHTN Tiết 28 Kiểm tra thực hành a. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Cũng cố và rèn luyện kỹ năng lặp đặt mạch điện chiếu sáng đã học từ đầu năm cho đến nay. - Rèn tích cận thận kiên trì, chính xác, biết cách phân tích và đánh giá khi làm bài kiểm tra thực hành. - Rèn tích nghiêm túc, cẩn thận và an toàn khi làm bài kiểm tra thực hành, có ý thức say mê và ham thích môn học. p. phương pháp: - Kiểm tra thực hành. c. Chuẩn bị: - GV: Giáo án bài giảng, đề bài và đáp án bài kiểm tra, dụng cụ và vật liệu. - HS: Ôn tập lại các kiến thức về lắp đặt mạch điện chiếu sáng đã học từ đầu năm cho đến nay. d . tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. - GV: Tiến hành phát đề và tổ chức cho HS làm bài kiểm tra. Đề bài: Lắp đặt mạch điện gồm có 1 cầu chì, 1 ổ cắm, một công tắc hai cực điều khiển một đèn sợi đốt. - HS: Ghi đề, nhận dụng cụ, thiết bị thực hiện bài kiểm tra. IV. Cũng cố. - GV: Nhận xét thái độ làm bài của HS. V. Dặn dò. Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Chuẩn bị bài học tiếp theo ở nhà. Yêu cầu - đánh giá 1. Yêu cầu. - Chuẩn bị: Mỗi nhóm 5 HS chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thực hành. - Nội dung: + Vẽ mạch điện. + Lập bảng dự trù. + Quy trình lắp đặt. + Lắp đạt. + Vận hành. 2. Đánh giá. - Chuẩn bị của học sinh. - Sơ đồ mạch điện. - Thực hiện theo quy trình. - Chất lượng sản phẩm thực hành.

File đính kèm:

  • docGiao an CN 9 nam 2014 hay VPhuc.doc
Giáo án liên quan