Giáo án môn Công Nghệ- Lớp 8 Học kì II

I. MỤC TIÊU :

- HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.

- HS hiểu được vai trò của điện năng trong SX và đời sống.

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh ảnh các nhà máy điện, đường dây truyền tải điện.

- Mẫu vật về máy phát điện như đinamo xe đạp, bóng đèn điện

 

doc58 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công Nghệ- Lớp 8 Học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện. I. Sơ đồ điện : Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện. HĐ 2 : Tìm hiểu về một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện : - Cho HS xem và nghiên cứu bảng ký hiệu trong sơ đồ điện trong SGK/190. - GV treo Bảng ký hiệu sơ đồ điện (để trống phần ký hiệu hoặc phần tên gọi của ký hiệu). Sau đó cho HS điền vào phần còn trống tương ứng. II. Một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện : (SGK/190) Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các ký hiệu, đó là các hình vẽ được chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như : dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng. HĐ 3 : Tìm hiểu về cách phân loại sơ đồ điện : - GV giới thiệu cách phân loại sơ đồ điện. - GV giới thiệu khái niệm sơ đồ nguyên lý và công dụng của sơ đồ nguyên lý. - Qua sơ đồ mẫu, GV phân tích nguyên lý làm việc của mạch điện để HS hiểu rõ chức năng của sơ đồ nguyên lý. - GV giới thiệu khái niệm sơ đồ lắp đặt và công dụng của sơ đồ lắp đặt. - Dựa vào các khái niệm trên, hãy chỉ ra những sơ đồ nào là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nào là sơ đồ lắp đặt trong các sơ đồ cho ở hình 55.4? - Hãy cho biết mỗi sơ đồ trên có những loại thiết bị và đồ dùng điện nào? - Sơ đồ a, sơ đồ c là sơ đồ nguyên lý; sơ đồ b, sơ đồ d là sơ đồ lắp đặt. III. Phân loại sơ đồ điện : 1. Sơ đồ nguyên lý : Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiện cứu nguyên lý làm việc của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. A O 2. Sơ đồ lắp đặt : Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. A O 4. Củng cố: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/192 - Trả lời câu hỏi trong SGK/192 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài. - Chuẩn bị cho tiết thực hành. Bào 56-57 : Thực Hành : VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN Tuần: Tiết: 50 VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. - HS vẽ được sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà. - HS vẽ được sơ đồ lắp đặt của các sơ đồ nguyên lý. II. CHUẨN BỊ : - Giấy trắng khổ A4, bút chì, thước kẻ. - Bảng phụ vẽ hình 56.1. - Mẫu báo cáo của HS. III. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Sơ đồ điện là gì? Sơ đồ điện gồm những loại nào? 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực hành. - Cho HS đọc và nghiên cứu yêu cầu và nội dung của bài thực hành trong SGK/196. - Đọc và nắm bắt thông tin. HĐ 2 : GV hướng dẫn HS thực hành : I. Phân tích mạch điện : - Hãy điền các ký hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị… vào sơ đồ điện trên hình. Tìm chỗ sai của mạch điện. II. Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện : - Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện sau : Bước 1 : Phân tích các phần tử của mạch điện. - Mạch điện có bao nhiêu phần tử? - Ký hiệu của các phần tử đó như thế nào? Bước 2 : Phân tích mối liên hệ của các phần tử trong mạch điện. - Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào? - Chú ý vị trí của các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện. Bước 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. - HS lắng nghe, theo dõi và nắm bắt thông tin. HĐ 2 : GV hướng dẫn HS thực hành : III. Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện : - Sơ đồ nguyên lý là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. Do vậy, trước khi xây dựng sơ đồ lắp đặt cần phân tích sơ đồ nguyên lý. + Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện + Vị trí của các phần tử đó trong mạch điện + Mối quan hệ giữa các phần tử đó. Mỗi HS phân tích sơ đồ nguyên lý đã vẽ trong bài trước. IV. Vẽ sơ đồ lắp đặt : - Sơ đồ lắp đặt khác sơ đồ nguyên lý như thế nào? - Vẽ sơ đồ lắp đặt theo thứ tự sau : + Vẽ mạch nguồn + Xác định vị trí lắp đặt của các thiết bị đóng – cắt; bảo vệ, lấy điện và vị trí đồ dùng điện. + Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý (đảm bảo chính xác mối liên hệ điện giữa các phần tử của mạch điện) + Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý. - HS lắng nghe, theo dõi và nắm bắt thông tin. HĐ 2 : GV tổ chức cho HS thực hành. - Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý của một trong các mạch điện chiếu sáng sau vào mục 1 báo cáo thực hành : + Mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn. + 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 bóng đèn. + 2 cầu chì, 2 công tắc 2 cực điều khiển độc lập 2 bóng đèn mắc song song. + 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn. HĐ 3: Báo cáo kết quả thực hành : - Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 195/SGK 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem và nghiên cứu các sơ đồ lắp đặt mạch điện, chuẩn bị cho tiết thực hành. Tiết 65 : Thực Hành : VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. - HS vẽ được sơ đồ lắp đặt của các sơ đồ nguyên lý ở bài trước. II. CHUẨN BỊ : - Giấy trắng khổ A4, bút chì, thước kẻ. - Mẫu báo cáo của HS. III. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Sơ đồ điện là gì? Sơ đồ điện gồm những loại nào? 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực hành. - Cho HS đọc và nghiên cứu yêu cầu và nội dung của bài thực hành trong SGK/193. - Đọc và nắm bắt thông tin. HĐ 2 : GV hướng dẫn HS thực hành : I. Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện : - Sơ đồ nguyên lý là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. Do vậy, trước khi xây dựng sơ đồ lắp đặt cần phân tích sơ đồ nguyên lý. + Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện + Vị trí của các phần tử đó trong mạch điện + Mối quan hệ giữa các phần tử đó. Mỗi HS phân tích sơ đồ nguyên lý đã vẽ trong bài trước. II. Vẽ sơ đồ lắp đặt : - Sơ đồ lắp đặt khác sơ đồ nguyên lý như thế nào? - Vẽ sơ đồ lắp đặt theo thứ tự sau : + Vẽ mạch nguồn + Xác định vị trí lắp đặt của các thiết bị đóng – cắt; bảo vệ, lấy điện và vị trí đồ dùng điện. + Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý (đảm bảo chính xác mối liên hệ điện giữa các phần tử của mạch điện) + Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý. - HS lắng nghe, theo dõi và nắm bắt thông tin. HĐ 2 : GV tổ chức cho HS thực hành. - Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện từ sơ đồ nguyên lý của bài trước vào báo cáo thực hành. HĐ 3: Báo cáo kết quả thực hành : - Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 196/SGK 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem và nghiên cứu các sơ đồ lắp đặt mạch điện, chuẩn bị cho tiết thực hành. Bài 58 -59 : THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN Tuần: Tiết: 51 I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được các bươc thiết kế mạch điện. - HS thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản. II. CHUẨN BỊ : - Tranh sơ đồ nguyên lý mạch điện (hình 58.1 SGK). - Phiếu học tập về các bước thiết kế mạch điện. III. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Hãy trình bày công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên tắc hoạt động của cầu chì. 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng HĐ 1 : Thiết kế mạch điện là gì ? - Tại sao cần phải thiết kế trước khi lắp đặt mạch điện? - Theo em, thiết kế gồm có những nội dung nào? - Để đảm bảo mạch điện được lắp đặt an toàn, vận hành chính xác và kinh tế (không thừa hoặc thiếu vật liệu) I. Thiết kế mạch điện là gì ? Thiết kế là công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện, gồm những nội dung sau : - Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện - Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp. - Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện. - Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không? HĐ 2 : Tìm hiểu về trình tự thiết kế mạch điện : - Trình tự thiết kế mạch điện theo những bước nào? - GV trình bày các bước thiết kế mạch điện. - Hãy đọc VD tình huống trong SGK đã nêu và xác định giúp bạn Nam các đồ dùng, thiết bị và mạch điện phù hợp. - Đặc điểm của mạch điện ? - Trong 4 mạch điện đã cho, mạch nào phù hợp với yêu cầu thiết kế? - Dùng 2 bóng đèn sợi đốt đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng. - Mạch (3) đúng với yêu cầu thiết kế. II. Trình tự thiết kế mạch điện : Trình tự thiết kế mạch điện theo các bước sau : Bước 1 : Xác định mạch điện dùng để là gì? Bước 2 : Đưa ra các phương án thiết kế (Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện) và lựa chọn phương án thích hợp. Bước 3 : Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện. Bước 4 : Lắp thử và và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không? 4. Củng cố: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/198 - Trả lời câu hỏi trong SGK/198 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài. - Chuẩn bị cho tiết thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao an CN 8 HK2.doc
Giáo án liên quan