Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Trường TH Trần Quốc Toản

 Tiết1: Lịch sử:

PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

I - Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết:

- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời,hoạt động của PBC ).

- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

- Biết được phong trào Đông Du thất bại;do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật

II. Đồ dùng dạy học

- Ảnh trong SGK

- Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản)

- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du (nếu có)

III. Các hoạt động dạy - học

1,Bài cũ: - Sau khi thực dân pháp đặt ách thống trị ở việt nam xã hội đã có gì thay đổi? Có thêm những tầng lớp nào?

 

doc39 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2. Hoạt động 2: Ôn giải toán Bài 2: Giúp HS hiểu được thế nào là “chở quá tải”? - Đổi 5 tấn và 5 tấn 325 kg ra kilôgam. - Tìm hiệu giữa khối lượng hàng chất trên xe và sức chở của xe. Đó chính là “sự quá tải” của xe. Bài 3: HS tóm tắt - Nêu tên dạng toán - Nêu cách giải của dạng toán này - HS tự làm Tóm tắt Bài giải 1 kg: 25 cuốn vở 1 tạ so với 1 kg thì gấp số lần là: 100kg: ..... cuốn vở? 100 : 1 = 100 (lần) 1 tạ giấy vụn thì sản xuất được: 25 x 100 = 2500 (cuốn vở) Đáp số: 2500 cuốn vở - Hướng dẫn tương tự đối với trường hợp có 1tấn giấy vụn. 3. Hoạt động 3: Ôn cách vẽ hình Bài 4: a. Vẽ hình chữ nhật với các kích thước 4cm và 5 cm cho trước. b. - Tính diện tích hình chữ nhật ABCD: 5 x 4 = 20 (cm2) - Gợi ý để HS nhận xét được 20 = 2 x 10 = 10 x 2 Vậy có thể vẽ hình chữ nhật MNPQ có chiều dài là 10cm, còn chiều rộng là 2cm. Lúc này MNPQ có diện tích bằng diện tích của ABCD nhưng có các kích thước khác với các kích thước của ABCD. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. . Thứ 6 này 26 tháng 9 năm 2008 Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh I - Mục tiêu 1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. 2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. II- Đồ dùng dạy - học - VBT Tiếng Việt 5, tập một III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 ( 5 phút ) - kiểm tra bài cũ GV chấm bảng thống kê (BT2, tiết TLV trước) trong vở của 2 - 3 HS. -Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình ( 15 phút) GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình . - Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : -Ưuđiểm: -Nhượcđiểm: ... -Nêu lỗi cụ thể một số bài: ................................. - Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau: + Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. + HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai) Hoạt động 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 18 phút ) GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau: - Sửa lỗi trong bài: + HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. + HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - Học tập những đoạn văn, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.( Đọc bàI của ..) + HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. + Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại. Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao, những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để nhận đánh giá tốt hơn: cả lớp quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một mặt hồ), ghi những đặc điểm của cảnh đó để học tốt tiết TLV cuối tuần 6 - Luyện tập tả cảnh sông nước. Ngày .... tháng .... năm 200 Tuần 5: Tiết 24: Milimet vuông. Bảng đơn vị đo diện tích I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của milimet vuông. Quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông. - Nắm được bảng đơn vị đo diện tích: Tên gọi và kí hiệu của các đơn vị đo, thứ tự các đơn vị trong bảng, mối liên hệ giữa các đơn vị kế tiếp nhau. - Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. II. Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a SGK (phóng to). - Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích milimet vuông - GV gợi ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã được học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2). - GV nêu: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị milimet vuông”. - GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: “Milimet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm” - GV có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu milimet vuông: mm2 (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học) - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong phần a SGK, tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm2 bao gồm 100 hình vuông 1mm2. Từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông. 1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích - GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn: + Cho HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự). + Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự (chẳng hạn, từ lớn đến bé). GV điền vào bảng kẻ sẵn (đã nêu ở mục Đồ dùng dạy học). + GV cho HS nhận xét: những đơn vị nhỏ hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 - ở bên phải cột m2; những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 - ở bên trái cột m2. + Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK. - GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét: + Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó. + Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền sau nó. Nên đặc biệt lưu ý HS nhận xét này để thấy rõ sự khác biệt với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học. - Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này. 3. Hoạt động 3: Thực hành GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong Vở bài tập và chữa bài. Bài 1: Nhằm rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm2. GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài. Bài 2: Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả n số đo với hai tên đơn vị). Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả những số đo với hai tên đơn vị). - GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a, b và theo từng cột). Chú ý: GV có thể hướng dẫn đổi đơn vị như sau: Một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích, chẳng hạn: 5 0 0 0 0 cm2 = ........ m2 m2 dm2 cm2 Như vậy, ta có: 50000cm2 = 5m2 Bài 3: Nhằm rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích dưới dạng phân số (hay hỗn số) với đơn vị cho trước. - GV hướng dẫn HS làm mẫu một câu, sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 4: Hướng dẫn HS trước hết phải đổi 1m2 25cm2 = 10 025cm2 Như vậy, trong các phương án trả lời, phương án D là đúng. Do đó, phải khoanh tròn vào chữ D. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Địa lý: Bài 5 Vùng biển nước ta I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng - Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất. - ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á hoặc hình 1 trong SGK phóng to. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học 1. vùng biển nước ta * Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) - GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK. - GV vừa chỉ vùng biển nước ta (trên Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á hoặc hình 1 phóng to) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. - GV hỏi: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào? - Một số HS trả lời. Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông 2. đặc điểm của vùng biển nước ta * Hoạt động 2 (làm việc cá nhân) Bước 1: HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở Đặc điểm của vùng biển nước ta ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Nước không bao giờ đóng băng Miền Bắc và miền Trung hay có bão Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống Bước 2: - Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV mở rộng để HS biết: chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng chế độ thuỷ triều là nhật triều (mỗi ngày 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống), có vùng chế độ thuỷ triều và bán nhật triều (1 ngày có 2 lần thuỷ triều lên xuống), có vùng có cả chế độ nhật triều và chế độ bán thuỷ triều. 3. Vai trò của biển * Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm) Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm thuận lợi để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thuận lợi nhóm. - HS khác bổ sung - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau: - GV chọn một số HS tham gia trò chơi, chia số HS đó thành 2 nhóm có số HS bằng nhau. - Cách chơi: Một HS ở nhóm 1 đọc tên hoặc giơ ảnh (nếu có) về một đặc điểm du lịch hoặc bãi biển thì một HS ở nhóm 2 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có đặc điểm mà HS nhóm 1 vừa nêu. Sau đó, đổi lại một HS ở nhóm 2 lại nêu tên hoặc giơ ảnh một đặc điểm du lịch hoặc bãi biển thì HS ở nhóm 1 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có địa điểm đó. Trò chơi tiếp tục như thế cho đến khi cả hai nhóm không tìm thêm được địa điểm du lịch hoặc bãi biển naò nữa. - Cách đánh giá: + Nhóm nào đọc đúng tên và chỉ trên bản đồ đúng được nhiều địa điểm thì nhóm đó thắng. + Nếu 2 nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm nào có nhiều HS tham gia hơn là nhóm đó thắng.

File đính kèm:

  • docGiao an 5Tuan 5 ckt.doc
Giáo án liên quan