Đề tài Một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc ở tiểu học

Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Đúng vậy, từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo và kéo pháo hay khúc hát giao duyên v.v.v Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, những tiếng nhạc nĩ non tiễn đưa họ về cõi cực lạc. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người.

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........ trong những trường hợp này; các em thường mắc phải những nhược điểm là ngân dài không đủ phách nên vào hát câu hát tiếp sau thường bị sai nhịp. Muốn khắc phục trường hợp này, GV cần phải tập chính xác ngay từ đầu các câu hát đó: Khi HS hát tới chỗ đó (chỗ có ngân dài) GV đếm phách bằng những tiếng đếm “Hai-ba” hay “ Một- hai”, “ Hai-một” hoặc “hai-ba-bốn-năm” .. Ví dụ: Dạy bài hát “ Đếm sao” Nhạc và lời Văn Chung lớp 3... Trước khi cho HS hát nối từ câu 1 sang câu 2, từ câu 2 sang câu 3, GV lưu ý các em phải ngân dài tiếng “sao” (son trắng chấm dôi) tiếng vàng (mi trắng chấm dôi) trong thời gian đếm “hai-ba” mới vào hát tiếp câu sau. Hoặc bài “Tre ngà bên lăng Bác” Nhạc và lời Hàn Ngọc Bích-lớp 5. Trong khi HS đang ngân dài tiếng “ hoa” cuối câu “đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa” Gv liền đếm “hai-ba-bốn-năm” giúp các em vào câu hát “rất trong là tiếng chim...” được đúng nhịp. Sau nhiều lần sửa sai khi HS ngân không đủ trường độ và vào hát tiếp câu sau sai nhịp ở những năm dạy trước và năm học 2005 – 2006 tôi phải suy nghĩ để tìm ra cách khắc phục. Khi áp dụng thủ pháp đếm phách này hướng dẫn các em ngân dài và vào nhịp, lần đầu còn bở ngỡ HS còn hát lướt cả tiếng đếm của cô nhưng sau vài lần áp dụng, HS đã quen. Khi nghe cô đếm phách HS ngân và vào nhịp rất chuẩn và các em đã có thói quen hát đúng ngay từ đầu. Từ học kỳ II năm học 2005 – 2006 đến nay, tôi áp dụng thủ pháp này để khắc phục lỗi đã nêu của HS. Kết quả trên 80 % HS thực hiện đúng. g) Thủ pháp “chỉ huy” (làm nhạc trưởng) Một nhược điểm mà HS hay mắc phải trong bài hát tập thể là hát bị “cuốn nhịp” tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế hát nhanh dần lên do cảm thụ âm nhạc còn yếu cùng với sự ồ ạt khi hát tập thể nên việc này rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, giáo viên cần lưu ý ngay từ lúc bắt đầu dạy hát và thực hiện tốt các việc sau: - Dạy chính xác về trường độ và cao độ. - Cho các em vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp hoặc theo phách cùng với giáo viên. - GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ (tránh ảnh hưởng đến tâm lý đám đông). - Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để HS có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ. - Hát theo chỉ huy của GV, GV đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Trên đây là những thủ pháp có tính chất trực quan, phù hợp với tâm lý và khả năng của phần đông học sinh tiểu học , những thủ pháp này giúp GV đem lại kết quả khả quan trong việc dạy hát cho HS trong những năm học qua đạt hiệu quả. Ngoài những biện pháp, thủ pháp trên, muốn dạy thành công một tiết dạy hát trước tiên GV phải năm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và diễn cảm. Phải tìm hiểu nội dung, xuất xứ của 1 bài hát để chủ động giới thiệu với các em, sau đó hát mẫu cho HS nghe để gây sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới. Cuối cùng tôi nhận thấy rằng để có một tiết học hát đạt kết quả cao thì việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp hết sức quan trọng. Đối với giáo viên chuyên trách, việc chuẩn bị mất ít thời gian, song dù là giáo viên chuyên hay không chuyên việc nắm vững bài học đều rất cần thiết. Giáo viên cần thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi thực hiện mẫu cho HS nghe gây được sự hào hứng, đồng thời GV chủ động trong quá trình hướng dẫn các em luyện tập. Các đồ dùng dạy học được chuẩn bị đầy đủ sẻ làm cho giờ học có hiệu quả hơn. V. KẾT QUẢ: So với những năm học trước, những lớp do tôi dạy Âm nhạc từ khi áp dụng kinh nghiệm giảng dạy này kết quả phân môn Học hát nói riêng, môn học Âm nhạc nói chung có tiến bộ rõ rệt. Năm học 2005 – 2006 là năm đầu tiên nghiên cứu và thực hiện thí điểm kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi GV phải công phu, suy nghĩ chu đáo... kết quả của phân môn Học hát đến cuối năm hơn 50 % số học sinh các lớp thực hiện tốt, hát chuẩn xác bài hát, có phần mạnh dạn hơn khi thể hiện trước lớp. HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, biết gõ đệm theo bài hát. Không có HS chưa hoàn thành bài hát kết quả đánh giá cuối năm môn Âm nhạc của HS thể hiện cụ thể ở một số lớp Lớp TSHS HTT HT CHT SL TL % SL TL % SL TL % Lớp áp dụng kinh nghiệm 1A 20 9 45 11 55 0 0 4A 25 10 40 15 60 0 0 5A 20 80 40 12 60 0 0 Lớp chưa áp dụng kinh nghiệm 1C 18 5 27,8 13 72,2 0 0 4C 22 7 31,8 15 68,2 0 0 5B 20 5 25 15 75 0 0 Năm học 2006 – 2007 áp dụng kinh nghiệm trên để hướng dẫn học sinh học phân môn Học hát đối với tất cả các lớp do tôi dạy. Không những HS hát tốt hơn, chuẩn xác hơn những bài hát mà HS còn tham gia học hát một cách tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi trình bày trước lớp củng như khi biểu diễn. Hơn 95 % HS hát được các bài hát em đã học (trừ một số HS cá biệt về phát âm, ngọng không thể hát đúng và phát âm rõ tiếng). Dẫn đến kết quả cuối năm của môn Âm nhạc cũng tiến bộ rõ rệt, cụ thể một số lớp sau: Lớp TSHS HTT HT CHT SL TL % SL TL % SL TL % 2A 20 15 75 5 25 0 0 4A 22 15 68,2 7 31,8 0 0 4C 18 10 55,6 8 44,4 0 0 - Năm học 2007-2008 qua học kỳ I, kết quả môn học khả quan hơn. Tôi thấy học sinh rất yêu thích môn học. Ở các lớp, các giọng hát hay càng được thể hiện rõ. Khi hoạt động phụ hoạ theo bài hát, các em thể hiện rõ được tính sáng tạo của mình. Các em rất thích và mạnh dạn tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường ... Mặc dù một số phương tiện dạy học chưa được đầy đủ, tình trạng HS vắng học cũng có ảnh hưởng nhất định đến môn học. Song so với một số lớp tôi không trực tiếp dạy âm nhạc như ở điểm trường thôn 7, thôn 10 thì chất lượng phân môn Học hát nói riêng và môn Âm nhạc nói chung có khác biệt. HS những lớp đó rụt rè, không thích tham gia vào hoạt động múa hát tập thể hoặc tham gia nhưng bị động, không tham gia vào các đợt văn nghệ của cụm, của trường. Như vậy với phương pháp, thủ pháp dạy học trên giúp tôi góp phần nâng cao chất lượng môn học. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo và khả năng âm nhạc của học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS tiểu học. VI. KẾT LUẬN Qua nhiều năm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy việc đầu tiên GV cần làm là nghiên cứu kỹ SGK, SGV và các tài liêu tập huấn để nắm chắc mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. GV soạn kế hoạch bài học, trao đổi với đồng nghiệp, qua đó kiểm nghiệm và điều chỉnh nhận thức của mình về nội dung và phương pháp dạy học theo sách mới cho phù hợp với đối tượng HS. Từ đó có được phương pháp dạy học thích hợp giúp HS học tốt môn học. Và tôi cũng nhận ra một điều rằng: Nếu bản thân GV không ý thức được tầm quan trọng của môn học Âm nhạc trong chương trình giáo dục tiểu học, không tâm huyết với nghề và không phát huy cao nhất được phẩm chất, vai trò, vị trí của người GV thì chất lượng học tập môn học của HS sẻ bị ảnh hưởng. Cuối cùng, tôi luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin và nhiệt tình giảng dạy Âm nhạc cho HS. Cố gắng trao dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn và luôn tìm tòi, rút kinh nghiệm các bài giảng để mỗi giờ âm nhạc lại đem đến cho HS những kiến thức và niềm vui mới. VII. ĐỀ NGHỊ: Trong quá trình thực hiện đề tài, có những hạn chế nhất định làm cho kết quả dạy học chưa được tốt nhất. Như số lượng lớp ghép không ít sự chênh lệch trình độ giữa các HS trong lớp, phương tiện dạy học chưa đầy đủ. Để áp dụng đề tài đạt hiệu quả, GV dạy học Âm nhạc chọn những biện pháp dạy phù hợp với đối tượng HS và điều kiện lớp học. Đối với lớp ghép, việc dạy dạy môn Âm nhạc có phần khó khăn, ngành không yêu cầu phải dạy TĐN cho các em, nhưng phải dạy HS học hát. Việc chọn bài hát của nhóm trình độ nào cho tiết dạy tuỳ thuộc vào GV sao cho phù hợp tiết dạy. GV có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp dạy học đã nêu và yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đòi hỏi GV dạy môn này dù chuyên hay không chuyên phải xác định được mục tiêu của môn học, tầm quan trọng của môn học trong chương trình giáo dục tiểu học. Có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo. Có đầy đủ các phương tiện dạy học. Với những điểm trường không có điện thì có thể dùng đàn melođion để hướng dẫn HS học hát - Đối với nhà trường cần có sự quan tâm nhất định đến môn học như nhắc nhở, kiểm tra GV trong việc dạy môn Âm nhạc. Dự giờ tiết dạy âm nhạc của một số GV. Mở chuyên đề môn học Âm nhạc, thực tế hơn là với phân môn Học hát để cho GV dạy học Âm nhạc chuyên hay không chuyên, lớp đơn hay lớp ghép đều phải dạy môn này. Cần bắt điện đến một số điểm trường lớn để việc dạy môn học được thuận lợi hơn. - Đối với ngành: Cần cung cấp đầy đủ dụng cụ phương tiện dạy học như: bộ gõ, tranh ảnh minh hoạ nội dung bài hát. Mở chuyên đề môn Âm nhạc để GV trực tiếp dạy môn học trong huyện có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Mong muốn nhà trường và ngành tạo điều kiện và cung cấp đầy đủ phương tiện dạy học để tôi tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài với phần “biện pháp dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc ở tiểu học” trong thời gian tới. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tác giả Hoàng Long: - SGK Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - SGV Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - Sách hát nhạc 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - SGV nghệ thuật 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 2. Tác giả Lê Anh Tuấn: Thiết kế bài dạy Âm nhạc 4, 5 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2005 3. Thế giới trong ta ( Các số) MỤC LỤC: I. Tên đề tài ...... II. Đặt vần đề ... III. Cơ sở lý luận... IV. Cơ sở thực tiễn... V. Nội dung nghiên cứu. 1. Một số vấn đề cần lưu ý... 2. Thủ pháp giúp HS hát chuẩn xác 1 bài hát. a) Thủ pháp “Phiên âm”. b) Thủ pháp “ Thêm bớt dấu thanh” c) Thủ pháp “Gõ đệm theo phách” d) Thủ pháp “Đếm phách” g) Thủ pháp “Chỉ huy” VI. Kết quả nghiên cứu. VII. Kết luận. VIII. Đề nghị. IX. Tài liệu tham khảo. X. Mục lục Phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docSKKN am nhac.doc
Giáo án liên quan