Giáo án lớp 4 Tuần 8 môn Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiết 5)

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.

 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc38 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 8 môn Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiết 5), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- rê - dôn hoặc nước cháo muối. - Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất. - Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ. - GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm. - Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu). c. HĐ3: Đóng vai. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống. - GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét. - Có thể đóng vai thể hiện nội dung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Thể dục động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung trò chơi: nhanh lên bạn ơi I. Mục tiêu: - Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng động tác. - Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”, yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường còi, phấn trắng, thước dây. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. HS: Khởi động, chơi tại chỗ, vỗ tay. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: * Động tác vươn thở: (3 – 4 lần) - Lần 1: GV nêu tên động tác, có thể làm mẫu và phân tích giảng giải. - Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với HS. - Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. - Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập. - GV dành thời gian để sửa sai cho HS. * Động tác tay: Tập 4 lần 8 nhịp. - GV nêu tên động tác vừa làm mẫu, vừa giải thích cho HS bắt chước. HS: Tập theo GV. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. HS: Chơi thử 1 lần. - Cả lớp chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. HS: Tập 1 số động tác thả lỏng. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập, vở bài tập làm văn. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách chuyển. - 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể. Văn bản kịch: Chuyển thành lời kể - Tin – tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? - Tin – tin và Mi – tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin – tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. - Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện. - GV và cả lớp nhận xét. - 2 – 3 em thi kể. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2. HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến. - GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Về trình tự sắp xếp các sự việc. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. Cách kể 1: - Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu. Cách kể 2: - Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu - Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện. Toán Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu: - Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng: Ê - ke. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài: 2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau. - GV cho HS nhận xét. A B D C + Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông? - Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. - GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. - Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau. b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. A B D C + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + Bài 3: A B C D E M N P Q R HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có: + AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: + PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. A B D C + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau. AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu khổ to viết phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng. HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ. 1 em chữa bài 2. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài và trả lời: - Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? - Từ ngữ “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. - Câu: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. - Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? - Lời của Bác Hồ. - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? - Dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là: + 1 từ hay cụm từ: “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” , “đầy tớ trung thành của nhân dân”. + 1 câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. + Bài 2: HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ trả lời. ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập - Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay cụm từ. VD: Bác tự cho mình là “người lính”, là “đầy tớ”. ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm - Khi lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn. VD: Bác nói: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự trả lời. - Từ lầu chỉ cái gì? - Chỉ ngôi nhà cao, to, sang trọng - Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? - Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè là nhỏ bé không phải là cái lầu theo nghĩa của con người. - Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? - Để đề cao giá trị của cái tổ đó. - Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? - Để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 3. Phần ghi nhớ: - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập. + Bài 2: HS: Đọc bài và làm bài. + Bài 3: HS: Đọc đầu bài và tự làm. - 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. - GV nhận xét, chấm bài. 5. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm lại bài tập. hoạt động tập thể an toàn giao thông - lựa chọn đường đi an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường. III. Các hoạt động chính: 1. Hoạt động 1: Ôn bài trước. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập. ? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng. 3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường. - 2 – 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn. c. Kết luận: Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn. 4. Hoạt động bổ trợ: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường. HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi. ? Em có thể đi đường nào khác đến trường ? Vì sao mà em không chọn con đường đó c. Kết luận: Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc
Giáo án liên quan