Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần cư dân Văn Lang

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: Thời kỳ Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú.

2. Tư tưởng: Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức tự hào về văn hóa dân tộc. Tích hợp giáo dục mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế, ý thức giữ gìn những cổ vật văn hóa dân tộc

3. Kỹ năng: Quan sát hình ảnh và nhận xét, vận dụng kiến thức về Địa lí, về địa hình, khí hậu để giúp học sinh hình dung được nguồn gốc cuộc sống của tổ tiên ta. Vận dụng kiến thức Văn học để học sinh hiểu truyền thống văn hoá dân tộc ta.

II. THIẾT BỊ, ĐDDH VÀ TƯ LIỆU DẠY HỌC:

1. GV: Tranh: Lưỡi rìu, lưỡi cuốc bằng sắt, hình trang trí trên trống đồng. Những câu chuyện cổ tích.

 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lưỡi cày đồng, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, hình trang trí trên trống đồng. Câu chuyện cổ tích, truyền thuyết: Bánh chưng Bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: Điểm danh

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

a. Vua An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Vua Lí Thái Tổ.

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

a. VI TCN b. VII TCN c. VII d. III TCN

 - Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện như thế nào ?

 - Trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?

3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)

- Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở Kinh tế Xã hội phát triển ở 1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Chúng ta tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn Dân tộc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần cư dân Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 14 BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG S : G: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: Thời kỳ Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú. 2. Tư tưởng: Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức tự hào về văn hóa dân tộc. Tích hợp giáo dục mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế, ý thức giữ gìn những cổ vật văn hóa dân tộc 3. Kỹ năng: Quan sát hình ảnh và nhận xét, vận dụng kiến thức về Địa lí, về địa hình, khí hậu để giúp học sinh hình dung được nguồn gốc cuộc sống của tổ tiên ta.. Vận dụng kiến thức Văn học để học sinh hiểu truyền thống văn hoá dân tộc ta. II. THIẾT BỊ, ĐDDH VÀ TƯ LIỆU DẠY HỌC: 1. GV: Tranh: Lưỡi rìu, lưỡi cuốc bằng sắt, hình trang trí trên trống đồng. Những câu chuyện cổ tích.. 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lưỡi cày đồng, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, hình trang trí trên trống đồng. Câu chuyện cổ tích, truyền thuyết: Bánh chưng Bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Điểm danh 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là: a. Vua An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Vua Lí Thái Tổ. - Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? a. VI TCN b. VII TCN c. VII d. III TCN - Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện như thế nào ? - Trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) - Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở Kinh tế Xã hội phát triển ở 1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Chúng ta tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn Dân tộc. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT *HĐ1: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ( 18 phút) - HS biết sơ lược về Đời sống vật chất sự phát triển nghề nông và nghề thủ công, ăn, ở, đi lại của cư dân Văn Lang - Có KN Quan sát hình ảnh và nhận xét, mô tả ? Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên ( khí hậu và thổ nhưỡng) của nước Văn Lang? - Đất đai màu mỡ do sông Hồng, sông Mã bồi đắp nên, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều HS: Đọc M1 SGK và quan sát công cụ lao động hình 33, lưỡi cày đồng và các hình ảnh trên. H: Với điều kiện tự nhiên như vậy và kết hợp với quan sát hình , Em hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp của cư dân Văn Lang bấy giờ ra sao? HS:- Nước Văn Lang là nước nông nghiệp, thóc lúa là lương thực chính. - Cư dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá. ? Điều kiện tự nhiên đã tác động đến sự phát triển nông nghiệp của cư dân Văn Lang như thế nào? GV: Qua hình 36,37,38 em thấy cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công nào? phát triển nhất là nghề thủ công nào? HS: Nghề luyện kim, đúc đồng. HS: Gốm, dệt vải, lụa, xây dựng, đóng thuyền (chuyên môn hóa). GV: Cho học sinh xem ảnh trống đồng. Giải thích đây là vật liệu tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang. ? Em phải làm gì để giữ gìn những cổ vật quý giá đó của dân tộc? - Bảo vệ , không đánh cắp hoặc mua bán cổ vật quốc gia * Tìm hiểu cách ăn, mặc, ở, đi lại: HS: Đọc M2/39 SGK. GV: Hãy nêu những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang (ăn, mặc, ở, đi lại)? HS: Thảo luận nhóm 4/ Báo cáo ? Em hãy cho biết điều kiện khí hậu và kinh tế đã tác động đến đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ? HS: Thảo luận nhóm 4/ Báo cáo GV: Giải thích thêm họ đi lại bằng thuyền vì địa bàn sống sông ngòi chằng chịt, lầy lội dùng thuyền thuận lợi nhất. Ngoài ra còn dùng phương tiện voi, ngựa để đi lại. GV: Cuộc sống giản dị. GV: Đời sống tinh thần có những phát triển phù hợp với cuộc sống vật chất. 1. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang : a) Nông nghiệp và các nghề thủ công: - Nước Văn Lang là nước nông nghiệp, thóc lúa là lương thực chính. - Cư dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá. - Nghề làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa. - Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Bắt đầu biết rèn sắt. b) Đời sống vật chất: * Ở: - Nhà sàn - Sống thành, làng, chạ. * Ăn: - Cơm nếp, cơm tẻ, rau cà, cá thịt. - Biết làm mắm và gia vị (gừng). * Trang phục: - Nam: Đóng khố, mình trần. - Nữ: Váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Tóc cắt ngắn bỏ xõa, búi tóc, tết đuôi sam. - Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức. * Đi lại bằng thuyền là chủ yếu. *HĐ2: Tìm hiểu đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang -HS Nắm đời sống tinh thần cư dân Văn Lang ( 15 phút) - Có kỹ năng liệt kê, mô tả và nhận xét. HS: Đọc M3 SGK. GV: Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp và địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao? HS: Vua quan, người có thế lực, giàu có. - Nông dân tự do, lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội. - Nô tì (người hầu hạ trong nhà quý tộc). GV: Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc. GV: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang đã tạo nên đời sống tinh thần ra sao ? HS: Nói rõ hoạt động trong các lễ hội. GV: Nhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là gì ? HS: Trống đồng, chiêng, khèn. GV: Giải thích thêm 1 số biểu tượng trên mặt trống đồng, tiếng trống đồng “trống sấm”... → trống đồng kĩ thuật tinh xảo, đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng. GV: Qua câu chuyện “Trầu cau”, “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết người thời Văn Lang có những phong tục gì? HS: Ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên. GV: giảng thêm về sự sáng tạo của cư dân Văn Lang, phong tục thờ cúng tổ tiên- Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn. GV:Qua việc tìm hiểu và quan sát, em hãy cho biết cư dân Văn Lang đã tạo nên đời sống tinh thần ra sao ? - HS thảo luận nhóm 2/ GV: Yếu tố nào đã tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang? HS: Đời sống vật chất hòa quyện với đời sống tinh thần → tình cảm cộng đồng. ? Tìm những câu tục ngữ ca dao thể hiện tình cảm cộng đồng của nhân dân ta? - Lá lành đùm lá rách, tối lửa tắt đèn có nhau.. 2. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang : - Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: người quyền quý, dân tự do, nô tì. Song sự phân biệt chưa sâu sắc. - Họ thường tổ chức lễ hội, vui chơi. - Họ có tục ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. - Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên - Tục chôn người chết. → Họ đã tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. - Em hãy liên hệ hiện nay người Việt còn giữ lại những nét nào trong đời sống tinh thần? Em phải làm gì để duy trì những nét văn hóa đặc sắc của người Việt? - Tìm hiểu học tập, phát huy, bảo vệ không để những nét văn hóa đó bị mai một theo thời gian. 4. Củng cố: ( 4 phút) - Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? 5. Dặn dò: ( 2 phút) * Học bài theo câu hỏi 1/ SGK * Soạn bài 14: Nước Âu Lạc ( theo câu hỏi đã gợi ý SGK mà GV gợi ý)

File đính kèm:

  • docgiao an word du thi.doc
  • pptdoi song vat chat tinh than cư dân Văn Lang.ppt