Giáo án hướng nghiệp lớp 9

I/ Mục tiêu:

- Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọ nghề có cơ sở khoa học.

- Nêu dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS .

- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Đọc trước một số tài liệu hướng nghiệp.

- HS : Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi một.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 10451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hướng nghiệp lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trả lời, GV sẽ biết được kết quả của chủ đề buổi sinh hoạt sau sẽ bổ sung hoặc uốn nắn nhận thức của học sinh. Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 7 CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ I/ Mục tiêu: - Giúp HS bước đầu đánh giá được về năng lực học tập bản thân, điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng di sau THCS. - Huy động những hiểu biết của HS về thế giới nghề nghiệp, về phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS để xác định được những hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp. II/ Chuẩn bị: - Nghiên cứu nội dung cơ bản của chủ đề, đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm một số mẩu chuyện về những gương vượt khó và thành đạt trog cuộc sống. - Chuẩn bị về tổ chức chủ đề và lên kế hoạch cho buổi sinh hoạt. - Mời đại diện cha mẹ HS hoặc một số gương vượt khó đến dự và cho lời khuyên. III/ Tiến trình tổ chức: Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề: GV: Giới thiệu khách mời Nêu mục tiêu chủ đề Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 5 - 6 HS GV Nêu nhiệm vụ của nhóm trưởng và thư kí HS: Chú ý nghe Tập hợp thành các nhóm Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS: GV: Đặt tình huống cho HS thảo luận: Hãy kể các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS GV: phát phiếu học tập, nội dung gồm những câu hỏi gợi ý thảo luận và sơ đồ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS để HS điền vào ô trống. Động viên HS phát biểu về các hướng đi có thể xảy ra sau khi tốt nghiệp THCS GV: Kết luận và kiểm tra bài làm của các nhóm HS thảo luận Nêu ý kiến của bản thân Các nhóm điền vào ô trống những hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS Hoạt động 3: Tìm hiểu về yêu cầu uyển sinh của các trường THPT ở địa phương: GV cung cấp thông tin về yêu cầu tuyển sinh năm trước của các trường THPT ở địa phương Yêu cầu thảo luận: Em đã tìm hiểu được gì về trường mà em có dự định học sau khi tốt nghiệp THCS HS nghe HS thảo luận theo nhóm Hoạt động 4: Thảo luận về các điều kiện cụ thể để HS có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS: Hướng dẫn các nhóm thảo luận tập trung vào các ý: Có hay không việc xảy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện. - Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng của mỗi cá nhân. - Mâu thuẫn giữa nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình. - Thảo luận hướng giải quyết các mâu thuẫn đó. - Học tập và rèn luyện bản thân, phấn đấu đạt được ước mơ của mình. - Tham gia vào lao động sản xuất, vừa học vừa làm. GV: Kết luận ngắn gọn. Liên hệ với hững gương điển hình do GV và HS sưu tầm. Tổng kết thảo luận và kết luận. -Cha, mẹ, HS thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế, để lựa chọn con đường học tập cho phù hợp. - Các em thấy rằng việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thường và hợp lí. Đại diện từng nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình về các luồng và các điều kiện của các luồng So sánh giữa các nhóm lưu ý sự đối lập về quan điểm để thảo luận Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 8 TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP I/ Mục tiêu: - Tìm hiểu về một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp. - Xác định đối tượng lao động mà mình thích. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị nội dung trước khi đến gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp. - Nghiên cứu trước bảng xác định đối tượng lao động. III/ Tiến trình tổ chức: Hoạt động 1: Chuẩn bị nội dung trước khi đến gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp: GV: Giải thích cho HS khái niệm tư vấn hướng nghiệp, ý nghĩa và sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc của cán bộ tư vấn chọn nghề GV trao đổi với HS về những nơi cần đến để nhận được những lời khuyên chọn nghề như bệnh viện, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề GV hướng dẫn cho HS cách chuẩn bị những thông tin (tư liệu) về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn HS lắng nghe Trao đổivới GV HS nghe Hoạt động 2: Nghiên cứu trước bảng xác định đối tượng lao động: GV giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động yêu cầu HS làm các việc sau: - Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số phù hợp - Cho biết đối tượng lao động nào thích hợp với mình - Đối chiếu lại công thức nghề mà các em đã chọn cho mình với đối tượng lao động lần này có khớp nhau không GV cho một số HS dọc bản ghi của mình để cả lớp trao đổi và thảo luận GV tổng kết và nêu lên những sai lầm khi chọn nghề mà HS thường mắc phải HS Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số phù hợp Mỗi HS ghi vào một từ giấy về đối tượng lao động phù hợp với mình. Sau đó nêu rõ những yêu cầu về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp phù hợp với đối tượng lao động Hoạt động 3: Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp: GV: Cho các em nêu lên nghề định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi pẩm chất đạo đức gì của người làm nghề. - Hướng dẫn các em thảo luận xoay quanh câu hỏi: “Những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp ?” GV: Cho lớp chép một đoạn nói về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp sau đây: Những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là: - Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, lao động có năng suất cao. - Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình. - Luôn luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân cách và tay nghề. HS nêu lên nghề định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi pẩm chất đạo đức gì của người làm nghề Lớp chép một đoạn nói về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp 4. Củng cố: 5. HDVN: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9 TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I/ Mục tiêu: - Hiểu được “khái niệm thị trường lao động”, “Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ. - Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực. - Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp II/ Chuẩn bị: GV: Đọc các tài liệu có liên quan đến thị trường lao động. III/ Tiến trình tổ chức Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm việc làm và nghề: GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi: ? Có thực ở nước ta quá thiếu việc làm không ? vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực? ? ở địa phương em có những việc làm nào mà không có nhân lực ? Em hiểu gì về chủ trương “ mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học , tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm” . HS thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường lao động: ? Thế nào là thị trường lao động ? ? Tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động ? ? Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề ? Thị trường là nơi ở đố thể hiện quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Thị trường lao động không nằm ngoài những quy luật đó. Trong thị trường lao động, lao động được thể hiện như một hàng hóa, nó được mua dưới hình thức tuyển chọn, kí hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn ..., và được bán - tức là được người có sức lao động thỏa thuận với bên có yêu cầu nhân lực ở các phươg diện: tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm .... - Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do quá trình công nghiệp hóa đất nước kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp trong những năm tới sẽ tăng thêm lao động, còn lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm bớt số lao động. - Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, đời sống nhân dân được cải thiện hơn nên hàng hóa luôn thay đổi mẫu mã. - Việc thay đổi nhanh chóng các công nghệ cũng làm cho thị trường lao động khắt khe - Có những việc làm cần đến học vấn và tay nghề chuyên môn công việc của nhân viên máy tính, may quần áo ... cũng có những việc làm đòi hỏi tay nghề thấp hoặc chỉ là công việc lao động đơn giản: khuân vác quét dọn hiện ay có rất nhiều người được đào tạo nghề nhưng lại phải kiếm việc làm không gần với chuyên môn được đào tạo do vậy mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề. Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu lao đọng của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương: Cho HS thảo luận nhóm Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương. Về thị trường lao động nông nghiệp: - về trồng cây lương thực và thực phẩm: Hiện có trên 100 loại lúa mới, các giống ngô lai năng suất cao, khoai tây, đậu tương, vừng, lạc cũng là những cây tạo ra cơ cấu cây trồng mới nếu tham gia nông nghiệp cần chú ý những loại cây ngày. - Trong lĩnh vực chăn nuôi, có thể kể đến việc tạo ra các giống lợn lai máu ngoại có tỉ lệ lạc trên 50% việc cải tạo đàn bò vàng Việt Nam. - Việc nuôi gia cầm theo quy mô công nghiệp với các giống gà hướng trứng và hướng thịt, các giống vịt siêu trứng và siêu thịt, các giống ngan nhập từ Pháp, các loại gà thả vườn ... đều tạo ra những thu nhập khá. - Khai thác, chế biến thủy hải sản là khu vực cần nhiều lao động. Công nghệ sinh sản nhân tọa hải sản như cua cá Vược, cá Bớp, cá Song, cá Hồng Bào Ngư, Ốc Hương, Ngao, Sò Huyết ... đang mở rộng việc làm. - Trong lĩnh vực lâm nghiệp trồng rừng bảo vệ rừng khai thác và chế biến gỗ cũng là một địa chỉ cần nhân lực, rừng nước ta có nhiều cây, con để làm thuốc nếu biết nuôi trồng thì sẽ đem lại lợi ích cao. Về thị trường lao động công nghiệp đây là thị trường rất đa dạng: - Lĩnh vực khai thác quặng than đá, dầu mỏ, khí đốt, đá quý vàng bạc ... ở nước ta còn có khả năng mở rộng, tức là có nhiều nhu cầu nhân lực. - Để giải quyết việc làm cho thanh niên nhà nước chú ý đến các lĩnh vực sản xuất giày, dép, quần áo may sẵn, dệt may và dệt kim để xuất khẩu. Thị trường lao động dịch vụ: - Cắt tóc, sửa móng tay, chữa ống nước, chữa đồng hồ ... - Dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ ăn uống giải khát. - Dịch vụ vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật ... HS thảo luận nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó KẾT LUẬN: Thị trường lao động: Thị trường lao động nông nghiệp Thị trường lao động công nghiệp Thị trường lao động dịch vụ Thị trường lao động công nghệ thông tin Thị trường xuất khẩu lao động Thị trường lao động trong ngành dầu khí

File đính kèm:

  • dochuong nghiep9.doc
Giáo án liên quan