Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh yếu giải toán có lời văn

 Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới là việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn trong đó có môn toán.Toán là một trong những môn học quan trọng vì nó gắn liền với thực tế, giúp các em biết áp dụng tính toán trong cuộc sống hàng ngày. Ở Tiểu học hầu như tất cả các môn đều có ba đối tượng học sinh đó là học sinh giỏi, khá ; học sinh trung bình và học sinh yếu, mà thầy cô giáo và cha mẹ các em cũng như mọi người thường có ấn tượng khó quên nhất là đối tượng học sinh yếu. Nhưng làm sao để các em tiến bộ ? Đây là bài toán mà bất kỳ giáo viên nào cũng mong sớm tìm được đáp số. Để các em có được sự tiến bộ thật sự thì không ai khác là bản thân các em cần phải cố gắng nỗ lực, kiên trì tự giác học tập. Không chỉ có vậy mà bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải có những phương pháp đặc biệt để giảng dạy đối tượng này.

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh yếu giải toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gà. - Câu hỏi là gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu, GV đưa ra cách giải bài toán mẫu: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số: 9 con gà Bài 1 trang 117: Học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài - điền vào tóm tắt và giải bài toán . Tóm tắt: An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng Cả hai bạn có :....quả bóng? Bài giải Cả hai bạn có là: 4 + 3 = 7 ( quả bóng ) Đáp số: 7 quả bóng Bài 2 trang 118 Tóm tắt: Có : 6 bạn Thêm: 3 bạn Có tất cả :... bạn? Bài giải Có tất cả là : 6 + 3= 9 ( bạn ) Đáp số: 9 bạn Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là: VD - Cả hai bạn có là: - Có tất cả là: Tiết 84 Luyện tập Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1,2 trang 117. Nhưng câu lời giải được mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ : Có tất cả là : Cụ thể là : - Bài 1 trang 121 Trong vườn có tất cả là: 12 + 3 = 15(cây) - Bài 2 trang 121 Trên tường có tất cả là: 14 + 2 = 16 (bức tranh) Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài (cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là. VD cụ thể Tóm tắt Đoạn thẳng AB : 5cm Đoạn thẳng BC : 3cm Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Bài giải Cả hai đoạn thẳng dài là: 5+ 3 = 8 ( cm) Đáp số : 8 cm Hầu hết đều có bài toán có lời văn vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, việc phân tích đề - tóm tắt- giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là: - Có tất cả là: - Số (đơn vị tính) + có tất cả là: - Vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, ...)+ có tất cả là: - ... đoạn thẳng....+ dài là: Tiết 105: Giải toán có lời văn (tiếp theo) Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? HS đọc – phân tích bài toán : + Thông tin cho biết là gì? Có 9 con gà. Bán 3 con gà. + Câu hỏi là gì ? Còn lại mấy con gà? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt- bài giải mẫu. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy câu lời giải ở loại toán bớt này cũng như cách viết của loại toán thêm đã nêu ở trên chỉ khác ở chỗ cụm từ có tất cả được thay thế bằng cụm từ còn lại mà thôi. Cụ thể là : Bài giải Số gà còn lại là: 9 - 3 = 6( con gà) Đáp số: 6 con gà. Bài 1 trang14: Tóm tắt Có : 8 con chim Bay đi : 2 con chim Còn lại :... con chim? Bài giải Số chim còn lại là: 8 - 2 = 6( con chim) Đáp số: 6 con chim. Bài 2 trang 149 Tóm tắt Có : 8 quả bóng Đã thả :3 quả bóng Còn lại:....quả bóng? Bài giải Số bóng còn lại là : 8 - 3 = 5( quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng Bài 3 trang 149 Tóm tắt Đàn vịt có : 8 con Ở dưới ao : 5 con Trên bờ : ... con? Bài giải Trên bờ có là: 8 -5=3 ( con vịt ) Đáp số: 3 con vịt . Tiết 106; 107 Luyện tập Bài 1,2 ( Tương tự tiết 105 ) ­Nhưng bài 4 trang 150 và bài 4 trang 151 thì lời giải dựa vào dòng thứ 3 của phần tóm tắt bài toán: Số hình tam giác không tô màu là : Số hình tròn không tô màu là: 8 - 4 = 4( hình ) 15 - 4 = 11( hình ) Đáp số: 4 hình tam giác Đáp số: 11 hình tròn. ­ Bài 3 trang 151 Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng ? cm 2cm 13cm Bài giải Sợi dây còn lại dài là: 13 – 2 = 11( cm) Đáp số: 11cm - Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, trò chơi tiếp sức … phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn. c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Khi giảng dạy, giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu kém, khuyến khích các em học tập tích cực. Đặt những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái của học sinh. Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”. Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học để nắm sự tiến bộ, phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: - Kết hợp với nhiều phương pháp dạy học để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt. Tạo điều kiện cho học sinh có thói quen trao đổi kiểm tra lẫn nhau. - Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức. - Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu trong giờ tự học, tự ôn tập những kiến thức để các em nắm vững hơn. Sau buổi học phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên khuyến khích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ. - Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình hình học tập của các em. Kết hợp với phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhở giúp các em đạt kết quả tốt hơn. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Thực tiễn trong thời gian qua, các lớp ở trường Tiểu học Tôn Đức Thắng nói chung và lớp 1A2 nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện cho học sinh yếu môn Toán nói chung và học sinh yếu trong việc giải toán nói riêng, đã thúc đẩy cho học sinh thi đua trong học tập nhất là ở môn Toán. Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em yếu của lớp có sự tiến bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Với nội dung đạt được và cách tổ chức tiến hành rèn luyện những học sinh học yếu ở trên đã góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng giải toán có lời văn. Tuy nhiên để việc bồi dưỡng rèn luyện học sinh học yếu trên sẽ áp dụng tốt đối với các lớp, giáo viên cần linh hoạt và có sáng tạo thì sẽ đạt được kết quả cao. Với mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho các em học sinh, những biện pháp trên đã thật sự đem lại cho học sinh lớp tôi kết quả thật đáng khích lệ. Trong giảng dạy còn biết bao những khó khăn, vướng mắc, tôi hy vọng rằng với những biện pháp trên phần nào giúp chúng ta tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc ấy. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Phần kết luận: Giải toán có lời văn là vấn đề đang được các giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh yếu viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng vào trong quá trình dạy và đạt kết quả tương đối khả quan. Trên đây là quá trình nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến vào đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh yếu lớp 1 nói riêng. Tôi hy vọng rằng với sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho tôi nói riêng và tất cả giáo viên dạy lớp 1 nói chung sẽ có hướng đổi mới về cách dạy Toán và nâng cao hiệu quả tiết dạy trong quá trình dạy học. 2. Phần kiến nghị: a. Phòng giáo dục: + Tổ chức các chuyên đề, các hoạt động chuyên môn để tạo điều kiện giúp giáo viên học tập lẫn nhau và rèn luyện chuyên môn. b. Nhà trường: + Tổ chức thường xuyên việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 1. + Mua sắm thường xuyên các trang thiết bị dạy học hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học dạng toán giải toán có lời văn. c. Đối với hội cha mẹ học sinh: + Quan tâm nhiều hơn nữa đối với những học có hoàn cảnh khó khăn về học tập. Liên hệ với cha mẹ học sinh bàn biện pháp phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp giúp học sinh yếu giải toán có lời văn”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Toán ở Tiểu học. Xin chân thành cảm ơn! An Lạc, ngày 28 tháng 02 năm 2014 Người viết      Lê Thị Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa môn toán 1 - Sách giáo viên toán 1 - Sách Tâm lý học Tiểu học- NXBGD- 1999 - Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học - NXBĐHQGHN 1999 - Bài giảng phương pháp dạy học Toán- Trường ĐHSPHN2. - Bộ sách Toán Tiểu học nâng cao - NXB giáo dục. MỤC LỤC I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………..trang 1 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...........................................................trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................trang 2 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.......................................................trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................. .trang 2 II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận ................................................................................... trang 3 2. Thực trạng ...................................................................................... .trang 4 3. Giải pháp, biện pháp ........................................................................ trang 7 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học ......................trang 18 III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận.............................................................................................trang 18 2. Kiến nghị ..........................................................................................trang 19

File đính kèm:

  • docSK KINH NGHIỆM (THƠM)NĂM 2013-2014.doc