Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử Lớp 7 - Học Kì I - Bộ giáo dục và đào tạo Tuyên Quang

Diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (5 điểm)

- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.

- Tháng 1/1077, mười vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới Lạng Sơn tiến xuống.

- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ.

- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi. Quân Tống chán nản chết dần chết mòn. Cuối năm 1077 quân ta phản công, quân Tống thua to.

- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “Giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử Lớp 7 - Học Kì I - Bộ giáo dục và đào tạo Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT TUYÊN QUANG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn: Lịch sử 7 (Học kỳ I) i. Mục tiêu đề kiểm tra - Nhằm kiểm tra kiến thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) so với yêu cầu của bài. Từ kết quả kiểm tra HS tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau. - Đánh giá quá trình giảng dạy của GV, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn sau. - Kiến thức: Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và nhận xét , đánh giá được nét độc đáo cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt. - Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng giải thích một sự kiện lịch sử. - Thái độ, tư tưởng, tình cảm: Đánh giá thái độ, tình cảm của HS đối với một sự kiện, nhân vật lịch sử. II. Hình thức kiểm tra Hình thức: Kiểm tra viết, tự luận III. Thiết lập ma trận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng 1. Cuộc kháng chiến chống quân XL Tống (1075-1077) Trình bày được diễn biến trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt giai đoạn thứ hai (1076-1077). Giải thích được cách kết thúc cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt là rất độc đáo. Hiểu được ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu:1 (a) Số điểm: 5 điểm Tỉ lệ: 50% Số câu:1(b,c) Số điểm: 5 điểm Tỉ lệ: 50% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm:10 điểm Tỉ lệ:100% IV. Biên soạn đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn: Lịch sử 7 (Học kỳ I) Câu 1 (10 điểm): a. Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. b. Tại sao nói cách kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lý Thường Kiệt là rất độc đáo? c. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. V. Đáp án, biểu điểm và hướng dẫn chấm. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn: Lịch sử 7 (Học kỳ I) Câu Đáp án Điểm Câu 1 a Diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (5 điểm) - Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt... - Tháng 1/1077, mười vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới Lạng Sơn tiến xuống... - Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ... - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi. Quân Tống chán nản chết dần chết mòn... Cuối năm 1077 quân ta phản công, quân Tống thua to. - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “Giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước. (5 điểm) 1đ 1 đ 1đ 1đ 1đ b Yêu cầu học sinh giải thích được cách kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lý Thường Kiệt là rất độc đáo vì: - Đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh... - Không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình dài lâu... - Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta... (4 điểm) 1,5 đ 1,5 đ 1đ c Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững (1điểm) 1đ

File đính kèm:

  • docD_ KI_M TRA 15 PHUT- S_ 7 Tuyên Quang(1).doc