Chuyên đề Dạy học phần luyện nói – Phân môn Học vần Lớp 1

 Trong các cấp học thì bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng. Đặc biệt là lớp một là nền móng để các em học học tốt ở các lớp trên. Trong đó phân môn Học vần có vị trí vô cùng quan trọng. Các em được rèn luỵen cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết. Hơn nữa các em có sử dụng bốn kỹ năng thành thào mới học tốt các môn học khác.

 Vấn đề phát triển lời nói cho HS vô cùng quan trọng , nó góp phần lớn lao trong việc giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt . Vì vậy trường Tiểu học cũng như mỗi GV cần phải có phương pháp , cách thức tổ chức giờ dạy hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học , giúp các em sử dụng thành thạo Tiếng Việt.

 Đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục , SGK chương trình mới đã được biên soạn theo hướng vận dụng quan điểm giao tiếp . Luyện nói trong phân môn học vần được coi như một nội dung độc lập. Việc dạy kỹ năng nói bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS một trong những kỹ năng quan trọng của con người.

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học phần luyện nói – Phân môn Học vần Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Mục đích yêu câu Trong các cấp học thì bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng. Đặc biệt là lớp một là nền móng để các em học học tốt ở các lớp trên. Trong đó phân môn Học vần có vị trí vô cùng quan trọng. Các em được rèn luỵen cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết. Hơn nữa các em có sử dụng bốn kỹ năng thành thào mới học tốt các môn học khác. Vấn đề phát triển lời nói cho HS vô cùng quan trọng , nó góp phần lớn lao trong việc giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt . Vì vậy trường Tiểu học cũng như mỗi GV cần phải có phương pháp , cách thức tổ chức giờ dạy hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học , giúp các em sử dụng thành thạo Tiếng Việt. Đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục , SGK chương trình mới đã được biên soạn theo hướng vận dụng quan điểm giao tiếp . Luyện nói trong phân môn học vần được coi như một nội dung độc lập. Việc dạy kỹ năng nói bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS một trong những kỹ năng quan trọng của con người. Tuy nhiên trong qua trình dạy học phần luyện nói, GV đã gặp không ít khó khăn bởi: + Nội dung luyện nói còn mới mẻ và được coi là khó dạy khó học ( nội dung có tính chất mở). + HS lớp một là đối tượng bước đầu có kỹ năng nói. Song kỹ năng này ở mỗi các em khác nhau và chưa hoàn thiện. + HS chưa mạnh dạn tự tin. + Dạy nói cho HS lớp 1 phải gắn với cả việc dạy đọc,dạy viết, dạy nghe. * Từ những khó khăn trê, yêu cầu trên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khi tiến hành dạy phần luyện nói cho HS lớp 1 như sau: II - Phạm vi áp dụng : - áp dụng dụng trong việc dạy học phần luyện nói - Phân môn Học vần lớp 1 tại trờng tiểu học Thị trấn Nguyên Bình và một số trờng lân cận trong huyện. III - Nội dung chuyên đề : 1 - Thực trạng: - Tổng số HS : 24 - Dân tộc : 21 Trong đó dân tộc thiểu số : 4 - Lu ban : 2 - HS trong lớp có hoàn cảnh sống khác nhau. Sức học không đồng đều. Đặc biệt vốn Tiếng việt còn hạn chế dẫn đến các em nhút nhát chưa mạnh sạn chia sẻ, trò chuện với bạn bè và cô giáo. * Khảo sát chất lợ đầu năm đạt đợc nh sauy: + Giỏi : 3 + Khá : 4 + Trung bình : 123 + Yếu : 5 2 - Những biện pháp và ví dụ minh hoạ a) Phần luyện nói theo chủ đề dã cho. * Đây là chủ đề cho sẵn sau mỗi bài học, mang tính chất gợi mở . Muốn HS nói tốt thì trước hết GV phải kích thích nhu cầu nói của HS bằng cách sử dụng phơng tiện trực quan, tạo tình huống giao tiếp phù hợp, động viên HS tham gia tích cực khi luyện nói. Ví dụ chủ đề luyện nói : Chuối ,bởi , vú sữa (Bài 35 : uôi - ơi) + Giải thích rõ và giúp HS hiểu đây là chủ đề nói về các loại quả. + GV sưu tầm mang đến lớp những quả thật như : Bởi, chuối ,vú sữa ( Không có vú sữa có thể thay bằng quả khác mà gần gũi với HS ) để HS được trực tiếp quan sát và nói về hình dạng , kích thớc, màu sắc, vị của quả . Tạo hứng thú học tập cho các em. + Sưu tầm thêm tranh ảnh về các loại quả mà địa phương không có để mở rộng thêm sự hiểu biết cho HS. Ví dụ chủ đề : Gió , mây, mưa bão ,lũ ( Bài 38 : ao - eo) + Sưu tầm thêm tranh ảnh về các trận mưa bão đã xảy ra ở các địa phương. + Cho HS ra quan sát ngoài trời để cảm nhận được khi trời có gió và quan sát được mây. Với chủ đề Đồi núi ( Bài 34 ) Cho HS ra sân hoặc đi thực tế để HS được quan sát trực tiếp . Vì Đồi núi là những hình ảnh gần gũi ,gắn bó với các em nên các em sẽ càng mạnh dạn, tự tin khi nói. Từ đó lời nói của các em sẽ rõ ràng , mạnh lạc , giúp người nghe dễ hiểu và hiểu nội dung các em muốn nói. * Hướng dẫn HS nói bằng những câu hỏi nhỏ , gợi ý theo chủ đề và tranh trong bài. Ví dụ : Chủ đề Chia quà- Bài 29 - Hướng dẫn HS quan sát và nói theo nội dung tranh: Hỏi : + Đây là ai ? ( Đây là bà nội hoặc đây là bà ngoại ) + Bà đang làm gì ? (Bà đang chia quà cho Hà và Nam . Bà bóc chuối cho Nam...) + Thái độ của hai bạn nhỏ khi nhận quà như thế nào ? ( Hai bạn nhỏ rất ngoan chờ bà chia quà...) Nếu HS không nói được hoặc lúng túng thì GV nói sau đó cho HS nhắc lại. - Hướng dẫn nói ngoài tranh vẽ trong bài Hỏi : + Em sống cùng ông bà nội hay ông bà ngoại ? + Ai hay mua quà cho em ? + Khi bà chia quà em cần làm gì ? + Tình cảm của em với bà như thế nào ? - Cho HS đóng vai để các em được bày tỏ thái độ tình cảm của mình, của nhân vật và được nói bằng lời của mình . Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt, mạnh dạn tự tin. Cụ thể: + 1 HS đóng vai bà ( Chia quà ) + 2 HS đóng vai người cháu - Trong lúc luyện nói , nếu HS ồn ào không nghe bạn nói sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nói. Ngưới nói sẽ không nói được. Hoặc các em sẽ khó diễn đạt một cách gãy gọn trước ánh mắt nghiêm khắc của GV hoặc cái nhìn xét nét của bạn bè trong lớp . Vì vậy GV phải động viên khích lệ kịp thời , chú ý đến hoạt đông của cả lớp, đảm bảo ngững điều kiện tốt cho HS luyện noi. - Khi HS đang nói thì không nên ngắt lời một cách tuỳ tiện . Nếu ngắt lời không đúng lúc , đúng chỗ sẽ gây khó khăn cho các em , làm đứt mặch suy nghĩ dẫn tới lời nói lúng túng hoặc không tiếp tục nói được nữa. Vì vậy GV cần phải bình tĩnh tôn trọng lời nói, lượt nói của HS, chỉ nên sửa chữa, uốn nắn nếu thật sự cần thiết hoặc đợi đén khi các em kết thúc lời nói của mình. - Trong khi dạy học GV cần lựa chọn và sử dụng lời nói đúng với vai trò giao tiếp. Đảm bảo tính văn hoá của lời nói, nói đúng lúc đúng chỗ để giáo dục HS áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ví dụ chủ đề Bà cháu : - Gợi ý để HS nói về tình cảm thái độ của mình với bà. - Nêu những việc em đã làm để giúp bà... - Cung cấp mở rộng vốn từ cho HS qua giao tiếp , qua tranh vẽ ,vật thật để nâng coa sự hiểu biết ,phát triển vốn từ cho HS từ đó các em sẽ mạnh dạn tự tin chia sẻ những hiểu biết của mình trước các bạn trong lớp, trước GV. - Trước khi nói trước lớp cho HS nói theo nhóm đôi để các em tập dượt. - Đối với bốn em HS dân tộc thiểu số trước khi nói bằng tiếng Việt tôi dịch sang tiếng mẹ đẻ để HS nắm được yêu cầu và quan tâm khích lệ tuyên dương các em dù đó là tiến bộ nhỏ. Khuyến khích động viên các em giao tiếp bằng Tiếng Việt, hạn chế tiếng mẹ đẻ khi ở trường cũng như ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh đồ vật thật để cung cấp vốn từ cho HS..... b) Phần luyện nói – Kể chuyện ( trong bài ôn tập ) Muốn thu hút sự chú ý của HS vào câu chuyện GV sắp kể thì trước tiên GV phải tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng , niềm say mê và hứng thú học tập của HS, phải làm cho trẻ đạt được thành công. Chỉ có niềm tự hào và thành công, cảm giác súc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi và hiểu biết. - Sưu tầm phóng to tranh ảnh , đồ vật thật...để đóng vai dựng lại nội dung câu chuyện. Ví dụ câu chuyện : Thỏ và Sư Tử. Ngoài phóng to các bức tranh GV còn làm thêm những mặt nạ Thỏ và Sư Tử để HS đóng vai nhờ đó mà gây hứng thú học tập của HS, giúp các em mạnh dạn tự tin đặc biệt thu hút sự chú ý của các bạn, kích thích HS tham gia vào hoạt đọng nói ( Kể ). - Dặn HS chuẩn bị quan sát ,tìm hiểu nội dung tranh vẽ minh hoạ câu chuyện trong SGK trước 2 - 3 ngày. - Mỗi câu chuyện GV kể từ 2-3 lần: + Lần 1 kể để HS nắm nội dung. + Lần 2 kể chậm kết hợp với tranh vẽ để HS nắm nội dung câu chuyện. - Trước khi HS kể trước lớp, GV cho HS kể chuyện trong nhóm để các em tập dượt , rút kinh nghiệm, đảm bảo thành công khi kể trước lớp . Không sa đà vào cái hay cái đẹp vì mục đích của luyện nói – kể chuyện là rèn kỹ năng nghe và nói. - Trong khi HS kể theo nhóm, GV quan tâm giúp đỡ đến 5 HS yếu trong các nhóm bằng những câu hỏi gợi mở , nêu nội dung tranh vẽ để giúp các em luyện tập tốt hơn trước khi tham gia kể trước lớp. - Khi chọn HS Nói – Kể trước lớp không tập trung gọi HS khá giỏi mà chọn nhóm, tổ có trình độ tương đương nhau. - Động viên khuyến khích HS để HS kể tự nhiên ,hồn nhiên như đang kể cho gia đình ,bạn bè ở nhà. Nếu các em lúng túng GV có thể nhẹ nhàng hướng dẫn, gợi mở bằng những câu hỏi bám sát nội dung tranh để các em nhớ lại câu chuyện . Nếu có kể thiếu chính xác cũng không ngắt lời các em. - Khi nhận xét lời nói – kể của HS cần hướng các em tìm cái đáng học đáng khen tránh chăm chăm vạch lá tìm sâu, tìm khuyết điểm của bạn. - Lời nhận xét của GV cần nêu đúng ưu khuyết điểm trong lời nói – kể của HS nhưng phải làm cho HS thấy được mình đã thành công, được cô và các bạn biểu dương, công nhận . Cần khen ngợi những thành công tiến bộ nhỏ nhất của các em để các em thêm tự tin , phấn khích, ngày càng tiến bộ trong học tập. 3 - Hiệu quả. Với những biện pháp và linh nghiệm nêu trên, qua các tiết học môn học vần nói chung và phần luyện nói nói riêng tôi nhận thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt đặc biệt các em HS yếu kỹ năng nói đã mạnh dạn tự tin dám chia sể những hiểu biết của minhnf với bạn bè ,cô giáo góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp. IV - Bài học kinh nghiệm : Để dạy tốt phần luyện nói trong phân môn Học vần thì người GV cần phải : - Yêu nghề mến trẻ ,quan tâm gần gũi với HS . Tạo môi trường học tập thân thiện trong nhà trường. - Sưu tầm tranh ảnh vật thật cung cấp vốn từ cho HS. Lời nói của GV phải chuẩn mực rõ ràng. - GV cần quan tâm tìm hiểu nhu cầu nói của HS để có biện pháp kích thích nhu cầu đó ,tạo hứng thú học tập cho HS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói. - Đánh giá phân loại HS để làm căn cứ, có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo HS. - Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình. nhà trường, xã hội. V - Kết luận: Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong việc dạy học luyện nói nhằm giúp các em học tập tốt kỹ năng nói góp phần nâng cao chất lượng Dạy – Học của lớp cũng như của nhà trường . Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, BGH nhà trường để bản thân tôi cũng như các GV khác làm tốt công tác giảng dạy . Xin trân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • doclop 1.doc
Giáo án liên quan