Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 5, 6, 7

I. Mục tiêu :

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của câu kể và câu hỏi.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK

III. Các hoạt động dạy học.

 A. Kiểm tra:

GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”

 B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài học.

 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a, Luyện đọc:

 - HS nối tiếp đọc 4 đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Một hoặc 2 HS đọc cả bài.

 - GV đọc mẫu.

 b, Hướng dẫn tìm hiểu bài.

 

doc63 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 5, 6, 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài làm, nhận xét,bổ sung thêm. Lưu ý HS mỗi đoạn văn cần có: - Mở đầu. - Diễn biến - Kết thúc GV chấm một số bài. IV. Củng cố, dặn dò Dặn HS về nhà xem lại đoạn văn. -------------------------------- Toán Biểu thức có chứa ba chữ I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. - Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn VD (SGK) III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng Gọi hai HS chữa bài tập 2, 3 tiết trước. Nhận xét- ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ GV nêu ví dụ. ( đề viết sẵn ở bảng phụ) và hướng dẫn HS tự giải thích mỗi chỗ"..." trong VD chỉ gì? - Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào? gv treo bảng số và hỏi: - Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá và Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá? GV làm tương tự với các trường hợp khác. HS nêu tổng số cá của ba người trong mỗi trường hợp để có bảng nội dung như sau: Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của ba người 2 3 4 2 + 3 + 4 5 1 0 5 + 1 + 0 1 0 2 1 + 0 + 2 ... .. ... ... a B c a + b + c * GV giới thiệu a + b +c được gọi là biểu thức chứa ba chữ. HS nhận xét và nêu: Biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ . 2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. GV hỏi HS: nếu a = 2; b =3; c = 4 thìa a + b +c bằng bao nhiêu? Khi đó ta nói 9 là một giá trị số của a + b + c. GV làm tương tự với các trường hợp còn lại - Khi muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm thế nào? - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? 4. Luyện tập thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề - HS tự làm bài. HS nối tiếp nêu miệng kết quả. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề, HS tự làm vào vở. HS lên bảng chữa và điền vào bảng GV kẻ sẵn. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. Một HS lên bảng chữa HS so sánh và nêu lại cách trừ một số cho một tổng. Chấm , chữa bài. IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS làm bài tốt. -------------------------------------- Luyện từ và câu Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam I. Mục đích, yêu cầu Biết vận dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. III. Đồ dùng dạy học: Bản đồ. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Gọi hai HS lên bảng: - Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam. - Một HS viết tên của em và địa chỉ gia đình em. Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1, Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. Viết lại bài ca dao cho đúng quy tắc chính tả. HS đọc phần yêu cầu của bài và đọc bài ca dao phát hiện lỗi viết sai và viết lại cho đúng. Một HS lên bảng viết. Nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng. GV giải thích yêu cầu của bài. - Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ thành phố của nước ta- viết lại các tên đó đúng chính tả? - Tìm nhanh trên bản đồ các danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử của nước ta - viết lại các tên đó cho đúng chính tả. HS làm theo nhóm Đại diện nhóm trình bày. Khen ngợi một số nhóm làm tốt. VD Tỉnh: Sơn La, Lai Châu... Hà Giang, Lao Cai... Thành phố: Hà Nội, hải Phòng, Đà Nẵng Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể... Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Quốc Tử Giám, Văn Miếu... Chấm một số bài của HS. IV. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ quy tắc để viết đúng chính tả. ---------------------------- Kỹ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột I. Mục tiêu HS biết gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Rèn cho HS tính cẩn thận, khéo léo, ý thức tự phục vụ. Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học Sản phẩm tiết trước. Một số sản phẩm được khâu viền bằng mũi khâu đột và vật liệu dụng cụ khâu cần thiết. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài 2, Phần trọng tâm Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tiếp tục thực hành khâu viền đường gấp mép vải. HS tiếp tục tiến hành khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột. GV theo dõi, hướng dẫn cho từng em. Những HS đã hoàn thành sản phẩm cũng có thể hướng dẫn cho các bạn trong nhóm Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Tiêu chuẩn đánh giá: - Đường gấp mép vải thẳng, đúng kỹ thuật. - Khâu đúng mũi khâu đột. - Mũi khâu tương đối đều, đẹp. - Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn. GV nhận xét chung IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau. ---------------------------------- Thứ sáu ngày tháng năm 2006 Tập làm văn Luyện tập về phát triển câu chuyện I. Mục đích, yêu cầu : - Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Hai HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện " Vào nghề" B. Bài mới 1. Giới thiệu 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Một HS đọc đề bài và các gợi ý, cả lớp đọc thầm theo. Hướng dẫn HS nắm chắc các yêu cầu của đề. GV gạch chân dưới các từ quan trọng. Đề bài: Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. Yêu cầu HS đọc thầm ba gợi ý. HS làm bài sau đó kể chuyện theo nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn. HS trả lời, GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng để cả lớp nhận xét. VD: 1, Em mơ thầy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ? ( Mẹ đi công tác xa, bố ốm nằm viện, em chăm sóc bố; bố ngủ em cũng thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con ngoan và cho em ba điều ước.), 2, Em thực hiện điều ước đó như thế nào? ( ước bố khỏi bệnh. Con người thoát khỏi bệnh tật. Em và em trai học thật gỏi. 3. Em nghĩ gì khi thức giấc?( Em tự nhủ sẽ cố gắng để thực hiện những điều ước của mình.) IV. Củng cố, dặn dò:. GV nhận xét bài học, tuyên dương những HS xây dựng tốt đoạn văn . -------------------------------------- Toán Tính chất kết hợp của phép cộng I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra: Hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 3.( tiết trước) Nhận xét- ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu 2. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng GV kẻ bảng như (SGK) Cho HS nêu các giá trị cụ thể của a, b, c VD: a =5, b = 4, c = 6 rồi tính giả trị của (a + b) +c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả tính để nhận biết giá trị của (a + b) + c bằng giá trị của a + (b +c) GV vừa chỉ bảng vừa nêu: (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng (a+b)+c có dạng là tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba (c). Tương tự với bài tập a+(b+c). Vậy khi thực hiện cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào? (HS trả lời GV ghi) Lưu ý HS: Khi phải tính tổng của ba số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải a+b+c=( a+b)+c hoặc a+b+c= a+(b+c) Tức là: a+b+c=( a+b)+c = a+(b+c) 3. Luyện tập thực hành. Hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS tự làm Vài HS nêu miệng kết quả Một số HS giải thích cách làm. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. Hai HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Nhận xét, bổ sung. Bài 3: HS tự làm. Vài HS nêu miệng cách làm. Chấm, chữa bài. IV. Củng cố, dặn dò: Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS làm bài tốt. -------------------------------------- Khoa học Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá I. Mục tiêu Sau bài học, HS có thể: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này. Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Có ý thức phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.. II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. B. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. GV nêu câu hỏi: - Trong lớp bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? - Khi đó em cảm thấy thế nào? - Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết? - Hãy nêu triệu chứng của các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết? - Hãy nêu triệu chứng của các bệnh lây qua đường tiêu hoá? HS lần lượt nêu- GV bổ sung. Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng từ ba hay nhiều lần trong một ngày. Có thể bị mất nhiều nước và muối. Tả: Gây ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh tả sẽ lan thành dịch. Lị: Đau bung quặn ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, do đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũ nhầy. - Các bệnh lây qua đường tiêu hoá có nguy hiểm như thế nào? - GV chốt ý. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Bước 1: HS làm việc theo nhóm. HS quan sát các hình 30, 31(SGK ) - Chỉ và nói về nội dung của từng hình. - Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến các bệnh lây qua dường tiêu hoá? Tại sao? - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày; Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Thảo luận tìm ý cho bức tranh truyện truyền giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần. Bước 2: HS thực hành. Bước 3: Trình bày và đánh giá. III. Củng cố, dặn dò Nhắc nhỡ HS ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. ----------------------------------- Hoạt động tập thể Tuần 8

File đính kèm:

  • docTuan 5-7.doc
Giáo án liên quan