3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học phần vô cơ lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm có sử dụng BĐTD trong tổ chức hoạt động học tập của HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Dạy học các bài thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy.
- Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học phần vô cơ lớp 10 nâng cao.
13 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã có nhiều đề tài nghiên cứu về những phương pháp dạy học mới có tính hiệu quả và khả năng áp dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện của giáo dục Việt Nam. Sử dụng BĐTD trong dạy học là một trong những hướng nghiên cứu mới và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều.
Một số đề tài nghiên cứu về sử dụng BĐTD trong dạy học:
Luận án Tiến sĩ giáo dục học: “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Bùi Phương Thanh Huấn, năm 2010.
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: “Sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong luyện tập hiđrocacbon lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTTH” của Hoàng Thị Thu Thủy, năm 2010.
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: “Xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTTH” của Đoàn Thị Hòa, năm 2010.
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: “Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của HS trong giờ ôn tập - luyện tập phần kim loại hóa học 12 - THPT nâng cao - nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho HS” của Ngô Quỳnh Nga, năm 2009.
1.2. Quá trình dạy học hoá học
Hoạt động dạy và học hóa học phải diễn ra đồng thời, tương tác trực tiếp lẫn nhau để đạt được mục tiêu dạy học ở trường phổ thông.
1.2.1. Quá trình dạy hóa học
1.2.2. Quá trình học hóa học
1.3. Phương pháp dạy học hoá học
1.3. 1. Khái niệm phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó phương pháp dạy học cũng rất phức tạp và đa dạng. Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học.
1. Một số tác giả coi phương pháp dạy học là “tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học”[…,tr 230].(Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1997), Giáo dục học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.)
Cũng có tác giả định nghĩa: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” […,tr.69]. (Tài liệu “lí luận dạy học hóa học tập 1- Nguyễn Ngọc Quang).
2. Trong một số tài liệu lại định nghĩa: “Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa” […,tr.107].( Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.)
“Phương pháp dạy học hóa học ….kĩ năng hóa học” […,tr 71]. (Tài liệu “Lí luận dạy họa hóa học tập 1- Nguyễn Ngọc Quang).
1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực
- Khái niệm: Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động.
- Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
1.3.3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
Sau đây là bảng liệt kê một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực:
Động não
Động não viết
Động não không không khai
Kỹ thuật bể cá
Thông tin phản hồi
Tham vấn bằng phiếu
Kỹ thuật XYZ
Kỹ thuật 3 lần 3
Tia chớp
Bản đồ tư duy
………..
1.3.4 . Đặc trưng riêng của phương pháp dạy học hoá học
1.3.5. Các phương pháp dạy học hoá học
1.4. Bản đồ tư duy
1.4.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của bản đồ tư duy theo Tony Buzan, dựa trên 3 yếu tố sau:
Chức năng của bộ não:
Tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ:
Cách ghi chép:
1.4.2. Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng.
Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết.
Bản đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai......Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
Cách tạo bản đồ tư duy:
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ứng dụng của bản đồ tư duy trong dạy học
Ứng dụng trong tóm tắt nội dung và ôn tập một chủ đề
Ứng dụng trong trình bày tổng quan một chủ đề
Ứng dụng trong làm việc tổ, nhóm
Ứng dụng trong thu thập, sắp xếp ý tưởng
Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
Ứng dụng trong làm việc ghi chép khi nghe giảng
Cách xây dựng bản đồ tư duy
Hiện nay có nhiều cách để xây dựng BĐTD, trong luận văn chúng tôi giới thiệu cách xây dựng BĐTD theo phần mềm Mindjet Mind.
1.5. Thực trạng sử dụng CNTT trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
1.5.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT-BĐTD
1.5.2. Nhận xét
Tiểu kết chương 1
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG LỚP 10 NÂNG CAO
2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao
2.1.1. Mục tiêu phần hóa học lớp 10 nâng cao
2.1.2. Một số điểm cần chú ý về nội dung khi dạy học phần hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao
*Chương 1: Nguyên tử
*Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
*Chương 3: Liên kết hóa học
*Chương 4: Phản ứng hóa học
2.1.3. Một số điểm cần chú ý về phương pháp khi dạy học phần hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao
2.2. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học của phần cơ sở hóa học chung lớp 10 nâng cao
Để thiết kế một bài dạy học có sử dụng BĐTD trong dạy học hóa học có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.
Bước 2: Xác định kiến thức và nội dung trọng tâm.
Bước 3: Lựa chọn PPDH và phương tiện dạy học.
Bước 4: Xác định và thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp học.
Bước 5: Xây dựng BĐTD dùng cho bài học.
Bước 6: Lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.
2.2.1. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học nghiên cứu tài liệu mới
2.2.1.1. Nhiệm vụ của bài học nghiên cứu tài liệu mới
2.2.1.2. Xây dựng và sử dụng BĐTD cho các bài học nghiên cứu tài liệu mới
2.2.2. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học thực hành
2.2.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của bài thực hành
2.2.2.2. Xây dựng và sử dụng BĐTD cho các bài thực hành (2 bài thực hành)
2.2.3. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học ôn tập, luyện tập
2.3.3.1. Nhiệm vụ và cấu trúc của bài ôn tập, luyện tập
2.3.3.1. Xây dựng và sử dụng BĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập (5 bài luyện tập)
Tiểu kết chương 2
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học phần vô cơ lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm có sử dụng BĐTD trong tổ chức hoạt động học tập của HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Dạy học các bài thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy.
- Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học phần vô cơ lớp 10 nâng cao.
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Dự kiến thực tập sư phạm ở hai trường ( THPT Tân Phú và THPT Long Mỹ hoặc THPT Ngã Sáu), mỗi trường chọn ra hai lớp có trình độ học lực tương đương nhau, số lượng HS gần như nhau và do cùng một GV giảng dạy. Tại lớp thực nghiệm, dạy theo giáo án đề xuất trong luận văn, lớp đối chứng dạy theo giáo án thường dùng. Kết quả giờ dạy được đánh giá bằng 2 bài kiểm tra sau giờ học. Đề bài cho hai lớp là như nhau, kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.
3.4. Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5. Nhận xét
3.5.1. Về mặt định lượng
Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu có nhận xét về chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.5.2. Về mặt định tính
Quan sát thái độ của học sinh trong quá trình học và thái độ chuẩn bị bài ở nhà giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các phiếu điều tra thực trạng sử dụng CNTT và BĐTD trong dạy học hóa học
Phụ lục 2. Một số giáo án minh họa
Phụ lục 3. Đề kiểm tra và đáp án
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian
Nội dung công việc
11/2010 đến 01/2011
Định hướng nội dung nghiên cứu, thu thập tài liệu tham khảo, xây dựng đề cương, thông qua đề cương nghiên cứu.
01/2011 đến 03/2011
Tiếp tục thu thập tài liệu tham khảo, viết chương 1, một phần chương 2
4/2011 đến 5/2011
Hoàn thành chương 2
06/2011 đến 10/2011
Thực nghiệm sư phạm, thu thập, xử lí kết quả thực nghiệm, hoàn thành luận văn
11/2011
Bảo vệ đề tài nghiên cứu
File đính kèm:
- de cuong luan van.doc