Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

▪ Phạm vi lãnh thổ bao gồm 8 tỉnh, Tp với diện tích (theo đơn vị hành chính) là 30585,7 km2, dân số 14890,0 ngàn người (9,23% diện tích và 17,92% dân số cả nước). Hạt nhân tạo vùng là 3 cực Tp HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu. Trong đó, Tp HCM có ảnh hưởng rõ rệt tới các đô thị vùng ĐBSCL và Lâm Đồng (Tp Đà Lạt có mối quan hệ qua lại qua các dòng rau quả hoa và du lịch). Vùng này nằm ở bản lề giữa miền đất cao cuối cùng thuộc Đông Nam Bộ và vùng trũng đồng bằng có các S.Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ chảy qua gắn với Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn ở phía tây; ranh giới bản lề được phân định bằng một đứt gãy địa chất lớn và được biểu hiện rõ nét bởi sông Thị Vải, trung và thượng lưu sông Sài Gòn. Lãnh thổ này còn được kéo dài ra biển với thềm lục địa rộng hàng trăm ngàn km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Bốn phía của vùng tiếp giáp với các không gian kinh tế đa dạng và phong phú: Phía đông là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lưu quốc tế; Phía tây với vùng nông-lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đường bộ chính đi Cămpuchia, Thái Lan; Phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng về cây công nghiệp, lâm sản, khoáng sản. Phía nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30585,7 km2, dân số 14890,0 ngàn người (9,23% diện tích và 17,92% dân số cả nước). Hạt nhân tạo vùng là 3 cực Tp HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu. Trong đó, Tp HCM có ảnh hưởng rõ rệt tới các đô thị vùng ĐBSCL và Lâm Đồng (Tp Đà Lạt có mối quan hệ qua lại qua các dòng rau quả hoa và du lịch). Vùng này nằm ở bản lề giữa miền đất cao cuối cùng thuộc Đông Nam Bộ và vùng trũng đồng bằng có các S.Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ chảy qua gắn với Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn ở phía tây; ranh giới bản lề được phân định bằng một đứt gãy địa chất lớn và được biểu hiện rõ nét bởi sông Thị Vải, trung và thượng lưu sông Sài Gòn. Lãnh thổ này còn được kéo dài ra biển với thềm lục địa rộng hàng trăm ngàn km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Bốn phía của vùng tiếp giáp với các không gian kinh tế đa dạng và phong phú: Phía đông là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lưu quốc tế; Phía tây với vùng nông-lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đường bộ chính đi Cămpuchia, Thái Lan; Phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng về cây công nghiệp, lâm sản, khoáng sản. Phía nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước. Địa hình ~ bằng phẳng với 3/4 diện tích là đồng bằng và bán bình nguyên đồi gò. Độ dốc phổ biến 3 - 150, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Khí hậu nhiệt đới-gió mùa cận xích đạo với tổng bức xạ ổn định và ~ cao, lượng mưa trung bình ~ 1.500mm/năm và giảm dần về phía tây lên phía bắc. Mưa tập trung theo mùa; mùa mưa (tháng 5 - 10) chiếm 90% lượng mưa. Hầu như không có những biến động lớn về thời tiết như bão lụt, sương muối... Mạng lưới sông ngòi gồm các sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ cùng các nhánh của chúng chuyển hầu như toàn bộ lượng nước từ thượng lưu thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắc Lắc vào vùng này thông qua các phụ lưu Lòng Tàu, Thị Vải, Soài Rạp và Vàm Cỏ; đồng thời cũng là tuyến vận tải đường thủy quan trọng (đã hình thành hệ thống cảng Sài Gòn với năng lực bốc xếp tới 7 triệu tấn hàng/năm). Vùng KTTĐ này cùng với Đông Nam Bộ đã xây dựng được hệ thống CSVC phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Đặc biệt là CSHT khá phát triển (GTVT tốt hơn hẳn các vùng khác), hệ thống các đường trục (bộ, sông) tỏa ra khắp vùng. Đường biển và hàng không cũng phát triển khá. Tuy nhiên, CSVC và mạng lưới GT còn bất cập so với yêu cầu mới. Nhiều nơi có thể làm cảng biển để tạo cửa ra-vào cho vùng nhưng chưa được xây dựng. Cảng hàng không còn hạn hẹp so với nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa đang tăng lên (mặc dù đã vào loại nhất so với cả nước hiện nay). Giao thông đường bộ đã trở nên quá tải; đường sắt chưa phát triển đủ để có thể liên kết với các phương tiện vận tải khác nhằm hình thành mạng lưới thống nhất trong vùng. Đất có khả năng cho xây dựng công nghiệp, CSHT và đô thị còn nhiều và khá thuận lợi; ít ảnh hưởng đến đất nông nghiệp nhất là lúa nước (theo tính toán sơ bộ, trước mắt vùng có thể dành ~ 150 ngàn ha cho phát triển công nghiệp, 30 - 35 ngàn ha cho đô thị và GT mà không động chạm đến đất lúa). Về mức độ ĐTH', đây là vùng có tỉ lệ đô thị cao; tốc độ ĐTH' đạt ~ 5 - 7%/năm, đã hình thành hệ thống đô thị thực sự là hạt nhân phát triển KT-XH của vùng với Tp HCM trung tâm kinh tế, VH, KH-KT lớn của Nam Bộ và cả nước. ▪ Hạn chế: nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhưng lao động tại chỗ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển (cả về số - chất lượng). Các luồng di dân vào Tp HCM có chiều hướng ngày càng gia tăng. Sự quá tải về nhiều mặt ở các đô thị hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc di dân quá nhanh vào Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu đã làm cho khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, GT, y tế, GD,...) trở nên quá tải, gây ra những hậu quả rõ rệt về KT – XH - MT. Mạng lưới đô thị của vùng có những nét đặc trưng riêng; số dân tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn (Tp HCM, chỉ tính các quận nội thành đã chiếm 72,9% số dân đô thị của vùng); dân số của 2 Tp Biên Hòa và Vũng Tàu cũng chỉ bằng 1/20 dân số nội thành Tp HCM. Bán kính ảnh hưởng của các đô thị cũng khác nhau, nếu tính từ trung tâm Tp HCM với bán kính 20 km có các thị trấn An Lạc, Nhà Bè, Duyên Hải, Hoóc Môn; với bán kính 30 km có thêm Tp Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, thị trấn Cần Giuộc (Long An); với bán kính 40 km có thị trấn Củ Chi, Đức Hòa, Bến Lức. Trong khi đó, từ Tp Biên Hòa với bán kính 20 km chỉ có thị trấn huyện lị Thống Nhất; bán kính 30 km có thêm thị trấn Long Thành và Vĩnh An. Tp Vũng Tàu gắn với TX Bà Rịa trong vòng bán kính 30 km. ▪ Về các hoạt động kinh tế, vùng KTTĐ này phát triển tốt hơn: So với cả nước, vùng này chỉ chiếm 8,52% diện tích, 15,83% dân số, nhưng TSP quốc nội (GDP) lại chiếm 36,7%, công nghiệp 21,8%. Nếu tính GDP của các khu vực, thì kinh tế đô thị chiếm > 70% GDP toàn vùng (không tính dầu khí) và tập trung chủ yếu vào các đô thị hạt nhân. Trên địa bàn thu hút 54,9% số dự án đầu tư nước ngoài, hơn 60% các KCN của cả nước. Hoạt động của các KCN (đặc biệt là KCX Tân Thuận) đã phát huy có hiệu quả. b. Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ ▪ Định hướng chung: Xây dựng vùng KTTĐPN thành vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH', HĐH' trong toàn vùng và toàn khu vực phía nam. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống CSHT. Giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Phát triển KT - XH đi đôi với bảo vệ, cải thiện MTST, nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng đất đai trong quá trình ĐTH' và CNH'. Phát triển kinh tế gắn với tăng cường khả năng bảo vệ AN - QP. ▪ Về phát triển công nghiệp. Công nghiệp phải là lĩch vực then chốt tạo động lực cho phát triển KT - XH. Phấn đấu tăng tốc độ tăng trưởng CN để ngành có vị trí xứng đáng trong GDP. Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kĩ thuật cao ở Tp HCM. Hình thành các KCN tại Tp HCM, Bình Dương qua Biên Hòa chạy dọc QL51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết thành mạng lưới các KCN. Kết hợp phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn (như khai thác - CB' dầu khí, năng lượng, điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu...) để làm nền tảng cho CNH' các ngành kinh tế với phát triển sản xuất HTD, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. ▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phát triển thương mại-dịch vụ ngang tầm với vai trò của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía nam, với cả nước và quốc tế. Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại có qui mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình du lịch. Hình thành các tuyến du lịch để thu hút khách; xây dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng, bảo đảm về nhu cầu lưu trú, vui chơi giải trí... cho khách du lịch trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực tài chín, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. ▪ Về nông - lâm - ngư. Từng bước khai thác đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ KH - KT và công nghệ mới vào sản xuấtcùng với chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy ngành nông nghiệp; Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai. Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh ĐTĐNT (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển (đặc biệt là rừng ngập mặn Cần Giờ - Tp HCM và ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu), chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An. Phát triển ngành thủy hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần. Nâng cao năng lực khai thác và đánh bắt xa bờ. Đầu tư theo chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển. ▪ Về kết cấu hạ tầng. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ cần được ưu tiên đi trước. Xây dựng các tuyến GT huyết mạch (trục QL 51, 13, 22, tuyến Xuyên Á), nhanh chóng cải thiện GT đô thị; Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất (có tính đến xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải). Nâng cấp cụm cảng: Sài Gòn, Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình và các cảng hiện có. Cải tạo đầu mối GT đường sắt Tp HCM, xây dựng các tuyến đường sắt từ Tp HCM đi Vũng Tàu, Phnôm Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên. Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương đương với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện đại hóa mạng lưới TTLL, mở rộng thông tin di động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính viễn thông, phủ sóng phát thanh- truyền hình toàn vùng. Cải tạo nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp - thoát nước ở các đô thị lớn, các KCNTT. Đảm bảo nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ MT trường đô thị. Hình thành các cực phát triển gắn với các tuyến đường 51; tạo sự lan tỏa tới toàn Nam Bộ thông qua các tuyến trục. Tp HCM là trung tâm đa chức năng của vùng Nam Bộ và cả nước, ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp có công nghệ cao; thương mại, tài chính ngân hàng, TTLL, giao dịch quốc tế, khoa học - công nghệ, GD-ĐT, khách sạn - du lịch. Cần biến Tp này thành một cực phát triển tầm cỡ quốc gia (quốc tế). Tp Vũng Tàu phát triển các KCNTT, trong đó có công nghiệp tái chế xuất khẩu, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, dịch vụ công nghiệp dầu khí và hàng hải, dịch vụ đánh bắt hải sản, các cơ sở nghỉ mát, điều dưỡng và du lịch (nội địa và quốc tế). Cùng với 3 Tp hạt nhân này, sẽ hình thành tuyến hành lang phát triển dọc QL51 với các KCN ở Long Bình, Nhơn Trạch - Tuy Hạ, Tam Phước, Gò Dầu - Phước Thái, Mỹ Xuân, Phú Mỹ - Bà Rịa, Bến Đình, Long Sơn... hành lang này góp phần giãn bớt sự tập trung quá mức vào khu vực Tp HCM, tạo sự phân bố hợp lý với nhiều nét đặc trưng của vùng. (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docVung kinh te trong diem phia Nam.doc