Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

a. Tiềm năng và thực trạng. Vùng KTTĐMT là dải lãnh thổ ven biển kéo dài từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định với 400 km bờ biển, hạt nhân của vùng là Tp Huế và Đà Nẵng cùng các đô thị kéo dài từ Tam Kỳ - Qui Nhơn. Các hạt nhân này được gắn kết bởi trục tuyến QL1A, đường sắt Thống Nhất và các cửa ra - vào như Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Qui Nhơn. Diện tích 27.953,2 km2, dân số (2006) là 6,20 triệu người (8,44% diện tích và 7,45% dân số cả nước). Vùng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên các trục QL1A và đường sắt Bắc-Nam, đầu mối phía Đông của trục QL14B, 14 nối với Tây Nguyên, có 4 sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào, đồng thời cũng rất thuận lợi để trao đổi giao lưu với khu vực và quốc tế. Có các vịnh nước sâu (Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất) gắn với các bến có diện tích mặt bằng rộng chủ yếu là đất cát, dân cư thưa thớt, lại gần các sân bay lớn (Phú Bài, Đà nẵng, Chu Lai); gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia, không xa nguồn nước ngọt và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cảng nước sâu có ý nghĩa quốc gia; xây dựng các KCN lọc dầu, KCNTT. Vùng có thế mạnh về khai thác tài nguyên biển - khoáng sản - rừng để phát triển du lịch - dịch vụ - nuôi trồng thủy sản, công nghiệp cơ khí đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp CB' N-L-HS, công nghiệp đường mía, khai thác khoáng sản, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH', HĐH'. Đã hình thành một dải đô thị gồm: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các thị trấn (Chân Mây, Vạn Tường, Nhơn Hội.). Những đô thị này là trung tâm hạt nhân, có sức lan tỏa và thu hút các lãnh thổ xung quanh vào việc phát triển kinh tế của vùng. Dân cư, một bộ phận đã được tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Nhân dân cần cù, có truyền thống CM, nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực để phát triển kinh tế của vùng.

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) a. Tiềm năng và thực trạng. Vùng KTTĐMT là dải lãnh thổ ven biển kéo dài từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định với 400 km bờ biển, hạt nhân của vùng là Tp Huế và Đà Nẵng cùng các đô thị kéo dài từ Tam Kỳ - Qui Nhơn. Các hạt nhân này được gắn kết bởi trục tuyến QL1A, đường sắt Thống Nhất và các cửa ra - vào như Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Qui Nhơn. Diện tích 27.953,2 km2, dân số (2006) là 6,20 triệu người (8,44% diện tích và 7,45% dân số cả nước). Vùng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên các trục QL1A và đường sắt Bắc-Nam, đầu mối phía Đông của trục QL14B, 14 nối với Tây Nguyên, có 4 sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào, đồng thời cũng rất thuận lợi để trao đổi giao lưu với khu vực và quốc tế. Có các vịnh nước sâu (Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất) gắn với các bến có diện tích mặt bằng rộng chủ yếu là đất cát, dân cư thưa thớt, lại gần các sân bay lớn (Phú Bài, Đà nẵng, Chu Lai); gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia, không xa nguồn nước ngọt và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cảng nước sâu có ý nghĩa quốc gia; xây dựng các KCN lọc dầu, KCNTT. Vùng có thế mạnh về khai thác tài nguyên biển - khoáng sản - rừng để phát triển du lịch - dịch vụ - nuôi trồng thủy sản, công nghiệp cơ khí đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp CB' N-L-HS, công nghiệp đường mía, khai thác khoáng sản, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH', HĐH'. Đã hình thành một dải đô thị gồm: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các thị trấn (Chân Mây, Vạn Tường, Nhơn Hội...). Những đô thị này là trung tâm hạt nhân, có sức lan tỏa và thu hút các lãnh thổ xung quanh vào việc phát triển kinh tế của vùng. Dân cư, một bộ phận đã được tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Nhân dân cần cù, có truyền thống CM, nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực để phát triển kinh tế của vùng. ▪ Những hạn chế của vùng: Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và yếu kém (đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi); Thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn lạc hậu đã làm giảm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và hạn chế sự giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chưa có tích lũy, đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn. sản xuất công nghiệp chưa phát triển; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; hậu quả của chiến tranh còn để lại nhất là về xã hội và môi trường. Dân số tăng nhanh, LĐ chưa có việc làm còn lớn. Lực lượng lao động bổ sung hàng năm chủ yếu ở nông thôn lại chưa qua đào tạo. Việc sử dụng và thu hút chất xám còn nhiều hạn chế. Sự thấp kém thể hiện ở chỗ: dân số chiếm 7,5% cả nước, song mới chỉ tạo ra 5,15% GDP, mức thu ngân sách chỉ đạt 4% so với cả nước. Mặc dù gần đây, cơ cấu kinh tế đã có nhiều biến đổi, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ có tăng lên; Song năm 2002, GDP công nghiệp cũng chỉ ~ 1,59% cả nước và ~ 30,9% của vùng, TNBQ/ng/năm mới đạt 4,27 triệu đồng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài tuy có cải thiện, nhưng chưa đủ sức để có những chuyển biến thực sự và trở thành động lực phát triển (mặc dù ở đây có nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn như vịnh Dung Quất, đường Xuyên Á, cảng Chân Mây, khu du lịch Huế...). Đây là nơi hội tụ của những tai biến thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra với tần suất lớn, cường độ mạnh, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống. b. Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ ▪ Định hướng chung: Nhanh chóng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng mạnh và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định để phát triển công nghiệp và du lịch-dịch vụ; Trong đó có các trọng điểm như lọc - hóa dầu, đóng tàu, luyện kim, sản xuất HTD xuất khẩu, CB'TP, dịch vụ cảng biển và hàng hải, du lịch biển... Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của vùng và của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Phát triển công nghiệp và đô thị phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. ▪ Về kết cấu hạ tầng. Xây dựng đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; chú trọng mạng lưới GT nông thôn và MN’, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ. Xây dựng dải hành lang ven biển gắn với trục QL1A, đường sắt xuyên Việt, cảng biển, sân bay; thiết lập đầu mối GT từ cảng biển đến vùng Tây Nguyên theo các trục 14B, 24, 19 với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Cămpuchia theo trục đường Xuyên Á. Từng bước hiện đại hóa các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai phục vụ sự nghiệp CNH', HĐH'. Nâng cấp hệ thống cấp-thoát nước ở các KCN Dung Quất, Đà Nẵng, T-T-Huế, Quảng Nam, Chân Mây. Giải quyết nước sạch cho khu vực thành thị và nông thôn. Cải tạo và làm mới các công trình thủy lợi đầu nguồn để giữ nước ngọt, điều tiết, kiếm soát lũ, chống nhiễm mặn, đảm bảo tưới-tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Đầu tư nâng cấp mạng lưới điện, bưu chính viễn thông. Nâng cấp, phát triển các Tp, thị xã hiện có. Xây dựng các đô thị mới; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát triển Tp Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo hành lang phát triển; đồng thời tổ chức các điểm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, vùng đồng bào DT ít người, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và cả nước. ▪ Về phát triển nông - lâm – ngư. Hình thành các vùng nông sản hàng hóa tập trung trên cơ sở thay đổi mùa -vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Đầu tư thâm canh phù hợp với hệ sinh thái và môi trường, phòng tránh thiên tai; Gắn nông nghiệp với CNCB' nhằm tạo ra thế phát triển bền vững. Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá...) phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, bò thịt, đàn gia cầm phục vụ đời sống và công nghiệp CB'TP xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn. Chú trọng quản lý, bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường. Đẩy mạnh trồng rừng ở các khu vực đất trống, ven biển. Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng đánh bắt-nuôi trồng- CB' thủy hải sản, làm muối, làm nông nghiệp và trồng rừng ven biển. Hình thành và phát triển các làng cá để cung cấp thực phẩm tươi sống có giá trị cao. Đầu tư, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị, CSHT đánh bắt thủy hải sản (đặc biệt là phương tiện đánh bắt xa bờ), khuyến khích tạo điều kiện CB' xuất khẩu. ▪ Về phát triển công nghiệp. Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các KCN Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hòa Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là CB' N - L - TS, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và sản xuất hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ CSHT để thu hút đầu tư. Đẩy mạnh phát triển CNCB' qui mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành VLXD, thủ công mĩ nghệ, gia công cho các KCN lớn nhằm tạo ra sự đổi mới ở nông thôn. ▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Xây dựng Tp Huế, Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu quốc tế và xuất-nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và ở một số đô thị mới. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, VH, khu bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp du lịch với nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc gia. Chú trọng phát triển dải du lịch trọng điểm như: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Lũy và các khu vực phụ cận. Gắn du lịch giữa các tỉnh, Tp trong vùng với các vùng khác trong cả nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các loại hình du lịch, từng bước hình thành các tuyến du lịch khu vực miền Trung. Về lâu dài, nối liền với tuyến du lịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông Phabăng (Lào) - Ăngkovat (CPC) (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docVung kinh te trong diem mien Trung.doc
Giáo án liên quan