BỐ TÔI
Thủa nhỏ, tôi học cũng khá nhưng phải mỗi cái tội ham chơi.
Có lần, tôi đi chăn trâu, mải đánh đáo với các bạn, để trâu ăn mất 34 cây lúa của hợp tác xã, nhà tôi bị hợp tác xã phạt 6 hào 8 xu. Tôi bị bố đánh cho một trận nên thân.
Có lần, nhà có khách, bố tôi sai tôi đi đun nước uống cho khách, tôi cứ đặt cái siêu không lên bếp mà đun rồi cứ mải mê chơi bi một mình. Khi bố tôi xuống bếp, cái siêu đỏ hồng lên như cục sắt nung, Khách về, tôi bị bố cho một trận đòn.
Có lần, tôi đánh nhau với thằng em con ông chú và để nó bị thương. Tôi lại bị bố đánh cho một trận.
Có lần, .
Từ đó tôi đâm ra ghét bố. Những hôm trời rét, bố bảo tôi vào ngủ với bố, tôi dứt khoát không ngủ chung với ông.
Năm 1970, tôi đi bộ đội. Những ngày đóng quân ở xã Vân Dương, huyện Quế Võ, bố tôi lặn lội đi xe đạp 60 cây số từ nhà xuống thăm tôi. Mỗi lần tôi về thăm nhà, ông thường mua thuốc lào cho tôi mang đi để làm quà cho anh em cùng đơn vị.
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn mẫu lớp 5 - Bài: Bố tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bố tôi
Thủa nhỏ, tôi học cũng khá nhưng phải mỗi cái tội ham chơi.
Có lần, tôi đi chăn trâu, mải đánh đáo với các bạn, để trâu ăn mất 34 cây lúa của hợp tác xã, nhà tôi bị hợp tác xã phạt 6 hào 8 xu. Tôi bị bố đánh cho một trận nên thân.
Có lần, nhà có khách, bố tôi sai tôi đi đun nước uống cho khách, tôi cứ đặt cái siêu không lên bếp mà đun rồi cứ mải mê chơi bi một mình. Khi bố tôi xuống bếp, cái siêu đỏ hồng lên như cục sắt nung, Khách về, tôi bị bố cho một trận đòn.
Có lần, tôi đánh nhau với thằng em con ông chú và để nó bị thương. Tôi lại bị bố đánh cho một trận.
Có lần, ...
Từ đó tôi đâm ra ghét bố. Những hôm trời rét, bố bảo tôi vào ngủ với bố, tôi dứt khoát không ngủ chung với ông.
Năm 1970, tôi đi bộ đội. Những ngày đóng quân ở xã Vân Dương, huyện Quế Võ, bố tôi lặn lội đi xe đạp 60 cây số từ nhà xuống thăm tôi. Mỗi lần tôi về thăm nhà, ông thường mua thuốc lào cho tôi mang đi để làm quà cho anh em cùng đơn vị.
Bố tôi sống rất kham khổ, ông thường phải làm thuê cho mấy ông chánh phó chủ nhiệm hợp tác xã. Ngày ấy, mấy ông quan cách mạng ấy mới thoát nạn mù chữ nên không viết được những bài diễn văn hay những bản thống kê đầy những con số nên bố tôi thường được các ông ấy thuê làm để lấy công điểm.
Ngày Tết, nhà tôi chỉ được ăn bữa ngon nhất vào ngày 30 Tết, bởi vì hôm đó, thể nào bố tôi cũng xin được một ít tiết về đánh tiết canh và anh em chúng tôi được một bữa thịt tươi. Còn những ngày sau đó chỉ như ngày thường, có khác một chút là có mấy miếng thịt lợn mặn đắng mặn chát.
Sau khi rời quân ngũ, tôi lấy vợ, rồi sinh con. Cuộc sống cuốn hút, tôi chẳng chăm sóc được gì cho bố tôi cả. Bố vẫn phải sống một mình, ăn một mình, ngủ một mình trong một căn nhà trống tuyềnh trống toàng với cái cũi thỏ cũ dùng để làm ban thờ.
Năm 1984, do sơ suất, bố tôi bị ngã. Rồi Người nằm liệt giường. Hai năm sau, bố tôi vĩnh biệt anh em chúng tôi.
Ngày bố mất, tôi bận đi coi thi học sinh giỏi nên không được tắm rửa, khâm liệm cho bố. Đúng là số mệnh, không hiểu số má của cha con tôi thế nào mà tôi và anh tôi chăm sóc bố gần hai năm trời, bao nhiêu ngày tôi ở bên cạnh, bố tôi không đi, lừa đúng một ngày tôi đi xa nhà, ông mới đi. Lúc bố mất, tôi không khóc, phần vì lo công việc tang, phần vì phải đáp lễ bạn bè, bà con lối xóm, anh em nội ngoại. Nhưng lúc nhìn ba đứa con tôi, đứa lớn 9 tuổi, đứa bé 3 tuổi dâng hương vĩnh biệt ông, tôi đã khóc ướt đẫm cả chiếc khăn tang.
Vợ chồng tôi sinh 5 lần nhưng chỉ nuôi được 4 cháu gái. Đứa lớn sinh năm 1975, được vài tháng, nó chê bố mẹ nghèo đi mất. Những lúc có đứa con tôi hư, tôi cầm roi đánh nó. Khi con tôi đau khóc, tôi cũng cảm thấy mình đau như nó. Khi con tôi ốm, tôi cũng tưởng như chính mình bị ốm. Khi con tôi ho, tôi cũng tưởng như chính mình bị ho vậy.
Bây giờ, các con tôi đã lớn. Cuộc sống vật chất của gia đình tôi tuy chưa bằng nhiều người khác nhưng cũng gấp vạn lần ngày xưa. Lúc nào tôi nghĩ về bố , tôi lại thấy bố giống hình ảnh của chính mình bây giờ.
Bây giờ, khi đã gần 60 tuổi, mái tóc đã lốm đốm bạc. Tôi có thời giờ để nghĩ về bố, để thấm về những việc bố đã dạy tôi, để hiếu là bố đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào tôi .
Và bây giờ, mỗi khi đến ngày giỗ bố, tôi rót chén rượu mời bố và tôi lại không thể cầm được nước mắt. Bố ơi !
File đính kèm:
- Ngay Tet noi ve cha me.doc