I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được nội dung cơ bản của Đền tháp Chăm.
- Giới thiệu được một số tranh ảnh về tháp Mĩ Sơn và sự hình thành của khu đền tháp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ SGK, bảng phụ.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Mỹ Sơn: Bài 4 Mĩ Sơn - Di sản văn hóa thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA MỸ SƠN:
Bài 4: MĨ SƠN - DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được nội dung cơ bản của Đền tháp Chăm.
- Giới thiệu được một số tranh ảnh về tháp Mĩ Sơn và sự hình thành của khu đền tháp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ SGK, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2/ Bài cũ :
- Nêu những điều nên làm và những điều không nên làm để bảo tồn Di sản Thế giới ?
- Nhận xét, tuyên dương
3/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Đàm thoại :
+ Hoạt động 1: Người Chăm Cổ chủ nhân của khu đền tháp.
- Mĩ Sơn thuộc xã, huyện, tỉnh nào ?
- Khu đền tháp Mĩ Sơn do ai gây dựng nên ?
- Nước Chăm pa đặt kinh đô ở đâu ?
- Người Chăm cổ thờ những vị thần nào ?
-Trong các vị thần trên thần nào được tôn sùng hơn cả ?
GV giới thiệu tranh về Mĩ Sơn (SGK ) cho HS quan sát.
+ Hoạt động 2: Sự hình thành khu đền tháp Mĩ Sơn
Người Chăm Cổ cho rằng địa hình mĩ Sơn rất linh thiêng, huyền bí với một bộ lin ga-yoni tự nhiên,….
Do đó các vị vua Chăm chọn Mĩ Sơn là nơi xây đền tháp thờ các vị thần, các vị vua mà họ tôn sùng.
- Vào thế kỷ IV sau công nguyên, vị vua đầu tiên là Bhada varmanI đã dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ các vị vua thần Bhadresva ra.
- Đến thế kỷ VI thì ngôi đền bị cháy.
- Vào thế kỷ thứ VII ngôi đền này được xây dựng lại bằng gạch đá là các vật liệu bền vững hơn.
- Từ thế kỷ thứ VII thế kỷ thứ XIX, Mĩ Sơn trở thành thánh địa của vương quốc Chăm pa.
- Mĩ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc đền tháp phong phú, đa dạng và độc đáo, thể hiện sự chuyển hóa của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm.
+ Hoạt động 3: Quá trình phát triển,trùng tu và công nhận Di tích Mĩ Sơn.
- Mĩ Sơn được phát hiện vào thế kỷ thứ mấy, với bao nhiêu đền tháp ?
- Các nhóm tháp được đặt tên A,B,C,D,E,F để làm gì ?
- Để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu Mĩ Sơn nhà nước ta đã làm gì ?
- Mĩ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày tháng năm nào ?
- Mĩ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới dựa vào tiêu chuẩn nào ?
4/ Củng cố : GV treo bảng phụ
Chọn câu trả lời đúng ghi vào BC
1- Mĩ Sơn thuộc xã, huyện, tỉnh nào ?
a/ Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam
b/ Bình Định, Thăng Bình, Quảng nam
c/ Thăng Phước, Hiệp Đức, Quảng nam
2- Ai xây dựng khu Tháp Cổ tại Mĩ Sơn ?
a/ Người Kinh
b/ Người Chăm
c/ Người Ba na
3- Người Chăm xây dựng khu đền tháp Mĩ Sơn để làm gì ?
a/ Để ở
b/ Để làm nơi vui chơi, giải trí
c/ Để thờ các vị thần và các vị vua mà họ tôn sùng
4- Ngôi đền tháp đầu tiên ở Mĩ Sơn được xây dựng khi nào ?
a/ Vào thế kỷ II sau công nguyên
b/ Vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên
Vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên
5- Vật liệu chính để xây tháp Chăm là gì ?
a/ Gạch
b/ Xi măng
c/ Sắt thép
6- Sau khi xây tháp người Chăm làm gì để trang trí ?
a/ Khắc hình chim, voi, lá, cây, người,…lên
tường tháp
b/ Sơn màu sắc rực rỡ
c/ Giăng đèn kết hoa rực rỡ
7- Mĩ Sơn thu hút nhiều khách du lịch vì :
a/ Cảnh quan ở đây rất là đẹp
b/ Các đền tháp được xây dựng điêu khắc rất tinh xảo, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, du lịch
c/ cả 2 ý trên
8- Mĩ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào ?
a/ Ngày 10/12/1999
b/ ngày 1/12/1999
c/ Ngày 25/1/1993
9- Chúng ta cần giữ gìn bảo vệ Di sản văn hóa thế giới mĩ Sơn vì :
a/ Di sản là công trình văn hóa lịch sử có giá trị cao, không những của cả Việt nam mà
còn của cả thế giới .
b/ Di sản mang đến cho chúng ta nhiều nguồn lợi về du lịch.
c/ Cả 2 ý trên đều đúng.
5/ Dặn dò :
Về nhớ lại những điều đã học về Mĩ Sơn và biết giữ gìn bảo vệ Di sản văn hóa thế giới. Giờ sau học bài “Mĩ Sơn và các bạn nhỏ”
2 em lên nêu những điều nên và không nên làm để bảo tồn Di sản văn hóa Mĩ Sơn
HS lắng nghe
…xã Duy Phú,huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
… người Chăm gây dựng nên
..tại Sim ha pu ra (kinh đô sư tử)
Nay thuộc làng Trà kiệu, xã Duy Sơn, Duy Xuyên, QN
… các vị thần Ấn độ như : Bra hu man (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn),
Shi va (thần hủy diệt)
…thần Shi va được tôn sùng hơn cả vì thần có sức mạnh hủy diệt cái xấu, cái ác để sáng tạo một thế giới hoàn thiện hơn.
HS theo dõi
HS theo dõi
Thảo luận nhóm 6
….cuối thế kỷ XIX với hơn 70 đền tháp
…thuận lợi cho việc nghiên cứu
…nhà nước ta cho rà phá bom mìn, phát quang cây cỏ.
…ngày 1/12/1999
…dựa vào 2 tiêu chí :
1/ Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập của văn hóa bên ngoài bản địa, đặt biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ
2/ Phản ánh sôi động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chăm trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
HS sử dụng BC
Chọn câu a
Chọn câu b
Chọn câu c
Chọn câu b
Chọn câu a
Chọn câu a
Chọn câu c
Chọn câu b
Chọn câu c
Ghi bài vào vở
File đính kèm:
- Bai 4 Mi SƠN lop 3.doc