Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Nam Định

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC.

1. Kiến thức.

- Thông qua việc dạy học địa lí địa phương, giúp học sinh:

+ Vận dụng các kiến thức Địa lí để tìm hiểu các đặc điểm Tự nhiên, Kinh tế, Dân cư, xã hội tỉnh Nam Định.

+ Vận dụng các kiến thức Lịch sử để tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Nam Định và các giai đoạn phát triển của nó.

+ Vận dụng các kiến thức văn học để nắm được văn hóa, xã hội và con người Nam Định

+ Vận dụng các kiến thức toán thống kê để nắm bắt các đặc điểm về số liệu diện tích, TNTN, dân cư, kinh tế của tỉnh.

+ Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu về đời sống văn nghệ con người Nam Định

Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát và cụ thể về đất và người Nam Định

- Giải thích được các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có từ lâu ở nhiều xã của huyện Nam Trực. * Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức văn học tìm hiểu đời sống văn hoá, nhân văn. Các nhà văn nhà thơ nổi tiếng Nam Định A, NGUYỄN THI Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thi. Sinh năm 1928 tại Nam Định. Vào Sài Gòn từ nhỏ. Là nhà văn quân đội, hy sinh trong cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân, tại mặt trận Sài Gòn (1968). Tác phẩm: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), “Người mẹ cầm súng”, “Những sự tích ở đất thép”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”,… B, NGUYỄN BÍNH Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian. Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn); Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị Nguyễn Bính mất ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị; TÁC PHẨM : chuyên viên ở Hội Văn nghệ Quảng Trị. - Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940) - Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940) - Hương Cố Nhân (Thơ 1941) - Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941) - Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942) - Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942) - Mây Tần (Thơ 1942) - Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942) - Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942) - Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947) - Đồng Tháp Mười (Thơ 1955) - Trả Ta Về (Thơ 1955) - Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955) - Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957) - Nước Giếng Thơi (Thơ 1957) - Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958) - Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960) - Cô Son (Chèo cổ 1961) - Đêm Sao Sáng (Thơ 1962) - Người Lái Đò Sông Vỵ (Chèo 1964) ... C, ĐẶNG NGUYỆT ANH Các bút danh khác: ĐẶNG DIỆU HẰNG, NINH GIANG, ĐẶNG TÚY HỒNG Họ và tên khai sinh: Đặng Nguyệt Anh. Sinh ngày 7 tháng Giêng năm Mậu Tý (1948). Quê quán: Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định. * Tác phẩm: Tập thơ: Trường ca mẹ (1994); Nếu anh biết được (1995); Sông Ninh (1997); Bâng khuâng chiều (1998); Ru lời ngàn năm (2000); Ai đẻ ra trời (thơ thiếu nhi, 2002); Trời Em áo lụa (2006). * Giải thưởng Văn học : Giải thưởng thơ lục bát báo Giáo dục và thời đại năm 1996-1998. D, CHU THIÊN (1913 - 1992) Tên khai sinh: Hoàng Minh Giám, sinh ngày 2 tháng 9 năm 1913, tại quê gốc: thôn Đô Hoàng, xã Phú Khê, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định, mất ngày 1 tháng 6 năm 1992, tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư và viết văn ở Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học (tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III), vừa viết báo (cho các báo: Nam Định, Kháng chiến, Báo Cứu quốc thủ đô, và Cứu quốc Liên khu III. Sau hòa bình (1954), ông lần lượt đảm nhiệm công việc: Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý; Tổ trưởng tổ phiên dịch Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, và cán bộ giảng dạy lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong sáng tác ông tâm huyết với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Ngoài ra, ông còn là nhà nghiên cứu văn học có nhiều công trình được công bố. * Các tác phẩm đã xuất bản: Lê Thái Tổ (tiểu thuyết lịch sử, 1941); Bà Quận Mỹ (tiểu thuyết lịch sử, 1942); Bút nghiên (tiểu thuyết lịch sử, 1942); Lê Thánh Tông (nghiên cứu, 1943); Nhà nho (tiểu thuyết lịch sử, 1943); Văn Thiên Tường (nghiên cứu, 1954); Tuyết Giang Phu Tử (nghiên cứu, 1946); Hùng khí Thăng Long (nghiên cứu, 1954); Bóng nước Hồ Gươm (tiểu thuyết lịch sử, 2 tập, 1970); và tham gia biên soạn nhiều giáo trình lịch sử giá trị: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam; Chế độ ruộng đất thời Nguyễn; Sử liệu học Việt Nam; Trung Quốc thời cổ trung đại... E, TRẦN DẦN Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23 tháng 8 năm 1926-17 tháng 1 năm 1997) là một nhà thơ, nhà văn. Nguyên quán thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cha ông là một viên chức kho bạc Nam Định. Ông học qua bậc Thành chung ở quê rồi lên Hà Nội học tiếp và đỗ Tú tài Triết. Tác phẩm - Chiều mưa trước cửa (Thơ - 1943) - Hồn xanh dị kỳ (Thơ - 1944) - Người người lớp lớp (Truyện dài-1954) - Nhất định thắng (Thơ-1956) - Cách mạng tháng Tám (1956) - Đêm núm sen (Tiểu thuyết - 1961, chưa xuất bản) - Jờ Joạcx (Thơ - 1963, xuất bản di cảo) - Những ngã tư và những cột đèn (Tiểu thuyết - 1964, chưa xuất bản) - Một ngày cẩm phả (Tiểu thuyết - 1965, chưa xuất bản) - Con trắng (Thơ-hồi ký - 1967) - 177 cảnh (Hùng ca lụa - 1968) - Động đất tâm thần (Nhật ký-thơ - 1974). *Hoạt động 6 : Vận dụng kiến thức âm nhạc tìm hiểu về Hát Chèo Nam Định. - Giáo viên sử dụng đĩa hát và máy chiếu. * Bài tập : Học sinh thực hành hát một số làn điệu Chèo trong Chương trình âm nhạc ? Nam Định thuộc “Chiếng Chèo Nam”. Vùng quê này có nhiều làng chèo nổi tiếng như làng Đặng Xá, làng Chèo ở xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc); làng Chèo Bồng Xuyên, làng Trung Khu ở xã Yên Phong; Làng Chèo An Lại Hạ, Thụ Ích xã Yên Nhân (Ý Yên); làng Chèo Phú Vân Nam ở xã Hải Châu (Hải Hậu); Làng Chèo Hoành Nhị ở xã Giao Hà, làng Chèo Kiên Hành ở xã Giao Hải và làng Chèo Duyên Thọ ở xã Giao Nhân (Giao Thuỷ. Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận. Trong thơ của Nguyễn Bính có nhắc đến hội chèo làng Đặng Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay Nhà hát Chèo Nam Định thành lập năm 1959, nâng cấp năm 2007. Kết luận : - Tri thức của nhân loại rất rộng lớn, đó là kết quả quá trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của biết bao thế hệ loài người. Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là biết tiếp thu có sáng tạo và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Việc nghiên cứu, tìm hiểu địa lí địa phương cũng nhằm mục đích vận dụng sáng tạo các kiến thức từ nhiều môn học vào giải quyết các vấn đề đặt ra hàng ngày. Qua đó giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về quê hương đất nước, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp và có những hành động cụ thể để giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Phương pháp dạy học : Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau : Phương pháp vấn đáp - thuyết trình. Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức Phương pháp điều tra lấy ý kiến Phương pháp trực quan phát hiện Phương pháp kiểm tra đánh giá :  Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra. Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đưa ra các tình huống Kiểm tra kĩ năng vận dụng vào thực tế ở nhà VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP : Kiểm tra đánh giá : Nội dung bài kiểm tra : Đề bài: Câu 1: Nam Định là một tỉnh nằm ở: Trung du Bắc Bộ Đông nam Đồng bằng Bắc bộ Bắc Trung Bộ Miền núi Bắc Bộ Câu 2: Tỉnh Nam Định hiện có bao nhiêu đơn vị hành chính: 10 11 12 13 Câu 3: Chùa Keo Hành Thiện hiện nay thuộc đơn vị hành chính nào? a. Huyện Xuân Trường b. Huyện Ý Yên. c. Huyện Mỹ Lộc. Câu 4: Nêu tên và giá trị kinh tế chủ yếu của các sông ngòi lớn ở Nam Định? Câu 5: Nêu những hiểu biết của em về hát Chèo Nam Định? Câu 6: Huyện Vụ Bản là quê hương của nhà thơ nổi tiếng nào đã tạo nên một trào lưu thơ đặc biệt ở Việt Nam? Chép lại một số câu thơ của nhà thơ trên mà em thuộc? Đáp án Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: a( Mỗi câu đúng 1 điểm) Câu 4: ( 3 điểm) Nam Định có hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. - Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình. - Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện Ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình. - Giá trị: Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ) và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng). Câu 5: ( 2 điểm) - Vùng quê này có nhiều làng chèo nổi tiếng như làng Đặng Xá, làng Chèo ở xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc); làng Chèo Bồng Xuyên, làng Trung Khu ở xã Yên Phong; Làng Chèo An Lại Hạ, Thụ Ích xã Yên Nhân (Ý Yên); làng Chèo Phú Vân Nam ở xã Hải Châu (Hải Hậu); Làng Chèo Hoành Nhị ở xã Giao Hà, làng Chèo Kiên Hành ở xã Giao Hải và làng Chèo Duyên Thọ ở xã Giao Nhân (Giao Thuỷ. Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận. Câu 6 : (2 điểm) - Huyện Vụ Bản là quê hương của nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bính Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian. Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn); Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị Nguyễn Bính mất ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị; - Một số câu hỏi kiểm tra tình huống : + Em hãy chỉ dẫn đường đi cho một người bạn muốn đi từ Thị trấn Cổ Lễ lên Cầu Vòi bằng phương tiện xe máy ? + Một doanh nghiệp muốn đầu tư vào Nam Định vào lĩnh vực ẩm thực, em hãy giới thiệu một số đặc sản địa phương để thuyết phục họ ? - Kiểm tra các kỹ năng vận dụng các kiến thức về địa lí địa phương vào thực tế cuộc sống 2.Tiêu chí đánh giá - Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 65%, tức là học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản về địa lí tỉnh Nam Định - Học sinh giải quyết được các tình huống đưa ra - Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống.

File đính kèm:

  • docDia ly tinh nam dinh.doc