Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên (GV). Thông thường, ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GV đều nỗ lực trong việc ĐMPPDH, dù còn có người chưa thành công như mong muốn. Trên thực tế, khảo sát và điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ GV thực hiện được yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn gì?

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các trường sư phạm quan tâm đúng với vị trí của nó. Thứ ba là, cần phổ biến áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp với nội dung dạy học, điều kiện dạy học và với đội ngũ giáo viên. Đã đến lúc chúng ta cần tổng kết một cách toàn diện về hiệu quả, tính khả thi của các phương pháp dạy học đã được triển khai để trên cơ sở đó mở các lớp bồi dưỡng hè, các khóa đào tạo về phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn, và cũng trên cơ sở đó, có những quy định nghiêm ngặt về việc triển khai các phương pháp dạy học thích hợp (ví như chia nhóm, sử dụng thiết bị dạy học, dùng công nghệ thông tin...). Tiếp theo là nội dung, hình thức thi cử. Nếu nội dung thi coi trọng việc nắm bắt các kiến thức cơ bản trên cơ sở một phương pháp tư duy khoa học thì không thể tồn tại phương pháp dạy học kiểu "luyện gà chọi" như trên đã nói mà buộc học sinh phải học theo đúng quá trình nhận thức như chương trình quy định. Đúng là trong một bài học với nội dung ôn tập thì phải dùng phương pháp "luyện" nhưng cũng không thể không cải tiến cách dạy để học sinh được học như những "người đã biết" chứ không bị "dắt đi" một cách "nghiêm túc" làm giờ học nặng nề như TS Nguyễn Lộc đã nêu. Còn hình thức thi, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Nguyên Long. Thi tuyển sinh trắc nghiệm quả thực cũng có những "cái hay" nhưng mục đích chính lại "dở đi" thì không hiểu đổi mới để tiến hay lùi. Do vậy cần cẩn trọng trong bất cứ một cải cách nào trên cơ sở tôn trọng mục đích và có căn cứ khoa học chặt chẽ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Dạy học đối phó với  thi cử Ông Lê Quán Tần - Vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT) chỉ ra 6 nhược điểm lớn trong quá trình dạy học của GV. Một trong những nhược điểm đó là sự bảo thủ trong nhận thức và thói quen dạy học thụ động, nặng đối phó với  thi cử. Một bộ phận GV khác thì quen dạy "chay", ngại sử dụng thiết bị dạy học, một số khác thì lại lạm dụng trực quan, lạm dụng máy chiếu... Về việc sử dụng chương trình và sách giáo khoa, theo ông Tần, phần lớn GV chưa nghiên cứu nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Khi giảng bài, thường trình bày hết toàn bài trong SGK, kể cả những phần HS có thể tự học... Ông Tần so sánh: Đối với các nước, SGK chỉ là "bản đồ hành quân" của GV nhưng ở nước ta thì SGK lại là "pháp lệnh". Trong quá trình kiểm tra kiến thức cũng vậy, GV để cho HS đọc thuộc SGK để trả lời câu hỏi. Đây lại là điều chứng tỏ GV đã thất bại hoàn toàn khi so sánh với phương pháp dạy học mới. Vấn đề đặt ra là GV phải đặt câu hỏi mở để HS nói được chính kiến và khả năng tư duy của mình. Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định: việc kiểm tra, thi cử hiện nay vẫn còn nặng về tái hiện kiến thức, ít vận dụng nên không phát hiện được các đặc điểm tư duy của học sinh. Việc kiểm tra như vậy rõ ràng chưa hỗ trợ và thúc đẩy người GV buộc phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phương pháp dạy học tích cực còn thể hiện ở thái độ của GV với HS, của không khí lớp học. Nếu GV làm chủ được phương pháp và lớp học của mình thì tiếng ồn trong lớp là rất cần thiết.  Ông Lê Quán Tần nêu ví dụ: một giờ học ngoại ngữ phải được đánh giá thế này: HS nói đúng: rất tốt; HS nói sai: vẫn tốt; nhưng khi HS không nói gì thì nghĩa là không tốt. Tuy nhiên, ông Tần cho rằng: phần lớn GV hiện nay vẫn chỉ quan tâm đến việc HS nói đúng hay sai. Nếu HS sai thì vẫn nặng về trách móc, cho điểm kém mà không chú trọng đến việc khai thác lỗi để HS biết vì sao mình sai. Học sinh sẽ nhận xét giáo viên Khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học của GV cần có môi trường thuận lợi, đó là sự động viên khích lệ, tạo điều kiện và hỗ trợ của cán bộ quản lý GD và đồng nghiệp. Tuy nhiên, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhận định: vẫn còn hiện tượng chính hiệu trưởng là người đi sau, thậm chí là người cản trở GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Thời gian tới đây, hiệu trưởng phải là người đi tiên phong, phải trả lời được câu hỏi: đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả tốt  nhất? Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn phát biểu: nếu không tạo động lực và sự hỗ trợ cần thiết cho GV thì dù có phát động nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động cũng không thể thay đổi được cách dạy học cũ. Đã đến lúc chúng ta không thể để GV "đơn độc" và "tự bơi" trong quá trình đổi mới. Phải cụ thể hóa khái niệm "dạy tốt" và xem lại việc công nhận GV dạy giỏi như hiện nay. Không thể đạt danh hiệu GV  "dạy giỏi" chỉ qua giờ lên lớp của một cuộc thi nào đó. GV giỏi trong cách nhìn nhận mới chắc chắn phải là tấm gương về đổi mới phương pháp dạy học. Tới đây, một trong những tiêu chí quan trọng nhất sẽ được áp dụng để đánh giá cách dạy của GV có tích cực hay không chính là dựa vào ý kiến nhận xét của HS. Việc lấy ý kiến này sẽ tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau: hỏi trực tiếp hoặc phát phiếu thăm dò (mà người trả lời không nhất thiết phải nêu danh tính của mình). Bên cạnh đó, sẽ tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc đọc - chép ở một số môn học. Người đứng đầu ngành GD-ĐT cũng khẳng định: khoảng tháng 4.2009, Bộ GD-ĐT sẽ có đánh giá toàn diện hơn về thực trạng dạy học ở bậc phổ thông hiện nay. Đồng thời, sẽ ban hành hướng dẫn về cách thức đổi mới phương pháp dạy học để các cơ sở        GD-ĐT căn cứ vào đó xây dựng những hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở mình. Và, ngay cuối năm học này, sẽ có hình thức khen thưởng đặc biệt hơn đối với GV nỗ lực đổi mới phương pháp chứ không chỉ là những danh hiệu chung chung như hiện nay. Giáo viên biết vận dụng phù hợp những thiết bị, sơ đồ, tranh ảnh minh họa như thế này cho bài dạy sẽ tạo được hứng thú học tập hơn cho học sinh Sau một năm tiếp cận, dạy chương trình phân ban bậc THPT, các thầy giáo, cô giáo ở hầu hết các bộ môn đều kêu ca rằng: Chương trình khó quá, nặng quá, nhiều bài học dạy không hết, cháy giáo án, biết làm sao đây? Thực hư những lời phàn nàn ấy cần có thời gian đánh giá trên tinh thần khách quan, khoa học từ nhiều phương diện. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng để truyền tải tốt nội dung bài học phụ thuộc rất lớn vào sự đổi mới cách dạy (phương pháp dạy học) của thầy giáo, cô giáo. Nhiều trở ngại khi vận dụng phương pháp hiện đại Với một bài học dài, có nhiều đơn vị kiến thức... nếu là một thầy giáo giỏi thì sẽ biết cách dạy như thế nào để thu gọn, chắt lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất truyền tải đến học sinh và vừa kịp thời gian lên lớp. Vậy, trong đội ngũ giáo viên phổ thông đã có khoảng bao nhiêu phần trăm thầy, cô giáo làm được như thế? Thực tế con số này không nhiều bởi không ít giáo viên hiện đang gặp nhiều trở ngại, lúng túng khi vận dụng cách dạy mới, nhất là các phương pháp dạy học hiện đại. Hạn chế thường thấy ở đa số thầy cô về phương pháp là chưa làm chủ được với bài dạy, cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong các khâu, các tình huống nảy sinh, hay tham lam, ôm đồm, thiếu trọng tâm trong truyền đạt kiến thức cho học sinh. Họ thường dành nói hết, làm hết, không để thời gian cho học sinh suy nghĩ. Do đó, bài dạy thường trong tình trạng thiếu thời gian, mà thiếu trọng điểm, ít sâu sắc, đầy đủ, học sinh khó nắm bắt, đâu là cái cần nhớ, cần học ở bài nọ, bài kia. Thành thử, bài nào, chương gì cũng thấy cả núi kiến thức, làm sao đáp ứng được đây. Cứ mỗi lần có đợt thanh tra chuyên môn hay các hội thi giáo viên dạy giỏi, nhìn chung thầy, cô đều chuẩn bị rất công phu, chu đáo. Thậm chí có nhiều người chưa biết sử dụng máy vi tính nhưng cũng đi thuê các chuyên gia vi tính soạn bài giảng của mình thông qua phần mềm trình chiếu powerpoint để đáp ứng theo yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học... Thực chất bên cạnh những thầy cô chịu khó, cố gắng sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy, nâng cao hiệu quả giờ giảng đến với học sinh thì vẫn còn một số thầy cô có biểu hiện của đối phó. Còn hằng ngày lên lớp chỉ có thầy cô và học sinh, không có thanh tra, không thi cử thì chưa biết được hiệu quả dạy và học tới đâu? Một số giải pháp khắc phục    Để thầy cô giáo chuyên tâm, tập trung đầu tư, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh, bày cho các em biết cách tự học, chúng tôi nghĩ rằng, trước hết các nhà trường, các cấp quản lý giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên chuyên tâm lo công tác chuyên môn. Bởi lâu nay, giáo viên thường phải chịu áp lực từ rất nhiều công việc như: hồ sơ sổ sách, các khoản thu chi, hoạt động phong trào quần chúng, họp hành, có người còn kiêm cả thủ quỹ của trường... Còn đâu tâm trí, thời gian rỗi để suy nghĩ, đắm mình vào các nội dung, tìm đường hướng tối ưu nâng cao chất lượng hiệu quả cho bài dạy? Các cấp chuyên môn từ tổ ở nhà trường đến phòng phổ thông ở Sở Giáo dục và Đào tạo phải thực sự là những “bà đỡ” nhằm tháo gỡ, giải quyết tốt các khó khăn, thắc mắc về chuyên môn của anh chị em, đồng thời kích thích, thổi lên ngọn lửa yêu khoa học, nghề nghiệp, nhiệt tình không biết mệt mỏi đang tiềm ẩn trong mỗi thầy giáo, cô giáo. Tổ trưởng, hiệu phó phụ chuyên môn thì nên quan tâm, sâu sát, nắm bắt những điểm mạnh, yếu của giáo viên để có biện pháp hỗ trợ, bổ sung, khắc phục kịp thời những phần còn thiếu hụt. Trong các cuộc họp bàn về chuyên môn thì nên chú ý tăng cường giới thiệu phổ biến kỹ về các phương pháp giảng dạy mới để cập nhật thông tin cho đội ngũ giáo viên, đừng để những cuộc họp mang tính chất thông báo, thủ tục hành chính chi phối mãi. Cùng với những giải pháp trên, suy cho cùng thì sự nỗ lực, năng động của chính bản thân thầy, cô mới là yếu tố quyết định nhất để đổi mới cách dạy và thành công trong đổi mới cách dạy. Mỗi thầy cô cần xây dựng cho mình một ý thức, thái độ tự học, tự rèn luyện thường xuyên và luôn khao khát được thể hiện mình trước đồng nghiệp và học sinh. Hiện nay, sách, vở, tài liệu về phương pháp, nhiều thiết bị hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy, kẻ giáo án mẫu để thầy cô tham khảo rất dồi dào. Trên cơ sở đó, tạo cho mình một “thương hiệu”, phong cách dạy riêng và linh hoạt để tạo ấn tượng tốt với học trò sau mỗi giờ lên lớp.

File đính kèm:

  • docboi duong TX mon Dia Li 1011.doc
Giáo án liên quan