Vai trò của biển thế kỷ 21 và chiến lược biển Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam. Trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng hơn 3000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 đảo chưa có tên. Biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và 2 vùng lãnh thổ Đài Loan. Ước tính, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân của các nước và vùng lãnh thổ này.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của biển thế kỷ 21 và chiến lược biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ven biển. b) Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá, Bình Thuận): Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch. c) Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh): Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của vùng. Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51. d) Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang): Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh ra biển. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế. Hình thành và phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây (Rạch giá, Hà Tiên) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đông (Bạc Liêu, Ghềnh Hào, Cà Mau, Năm Căn) gắn với xây dựng khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. 4- Nhiệm vụ và giải pháp 4.1- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển. Ý thức về biển phải được thể hiện đầy đủ trong chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa phương có biển. 4.2- Xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển: Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển. Thực hiện dân sự hoá trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định trên đảo và làm ăn dài ngày trên biển. Thí điểm xây dựng các khu quốc phòng – kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển đảo ở Đông Bắc… Xác định rõ những khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng, còn lại cho phép và khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nắm chắc luật pháp và tập quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các tranh chấp biển, đảo; không để xảy ra các điểm nóng. Xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đấu tranh về quyền điều hành vùng thông báo bay (FIR) phần phía Bắc FIR TP Hồ Chí Minh và Nam FIR Hà Nội. Củng cố và mở rộng hợp tác về Quốc phòng với các nước ASEAN và Trung Quốc với các hình thức thích hợp. Tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng, các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Sớm triển khai và hoàn thành việc đặt tên các đảo ở vùng biển quốc gia, xây dựng mô hình tổ chức hành chính và nâng cao năng lực quản lý các huyện đảo, xã đảo, nhằm phát triển mạnh kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 4.3- Đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học - công nghệ biển: Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở tin cậy, phục vụ việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển; chủ trương, giải pháp về khoa học – công nghệ phải được coi là giải pháp đi trước, mang tính đột phá nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng khoa học cho kinh tế biển, phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo phòng, chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động trên biển. 4.4- Triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh: Công tác quy hoạch phải đi trước một bước với tầm nhìn dài hạn, hiện đại theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế và khu vực. Quán triệt quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển là vùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế. Tập trung phát triển mạnh các cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô( () Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 162.000 tỷ đồng (báo Đồng Tháp ngày 5/5/2020). ). 4.5- Quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển: Chính phủ nghiên cứu, đề xuất về cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp, quản lý thống nhất về biển cùng với đề án tổ chức của Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển một cách đầy đủ, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quản lý khai thác và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo. Ban hành cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững các lĩnh vực liên quan đến biển và vùng ven biển, đặc biệt là bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ biển, đảo ở vùng biển xa bờ có giá trị chiến lược về kinh tế và quốc phòng, an ninh. 4.6- Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển: Khuyến khích mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư dưới mọi hình thức của các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế biển, kể cả các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng biển, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp… của mọi hình thức sở hữu. Tập trung đầu tư đủ mức, đồng bộ và dứt điểm nhằm phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả khai thác, đặc biệt là với các khu công nghiệp, cảng biển, các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cho việc phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gắn với bảo vệ môi trường biển, phát triển hệ thống cảng biển gắn với hệ thống giao thông ven biển; có chính sách xây dựng nhà ở kiên cố cho nhân dân vùng ven biển và chính sách khuyến khích đánh bắt khơi xa, nuôi trồng thuỷ sản trên biển, vận tải biển… 4.7- Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển: Trên cơ sở quy hoạch từng ngành, lĩnh vực thuộc kinh tế biển và vùng ven biển, phát triển mạnh nguồn nhân lực biển bao gồm cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia và đội ngũ lao động được đào tạo chuyên sâu về các nghề như: hàng hải, khai thác và chế biến dầu, khí, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, nghiên cứu khoa học biển… xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo gắn với cơ chế cử tuyển để khuyến khích cán bộ khoa học và quản lý ra công tác tại các đảo và vùng ven biển. Khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành, nghề về biển (đại học, cao đẳng, dạy nghề) ở các thành phố biển. Đồng thời với việc phát triển nhân lực biển phải coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội vùng ven biển, đặc biệt chú ý đến đời sống và đảm bảo an toàn tính mạng của những người hoạt động trên biển, đảo và nhân dân ở những vùng thường bị thiên tai. Có giải pháp mạnh để sớm giải quyết tốt vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã ven biển, vùng bãi ngang, như tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại khu dân cư, xây dựng lại kết cấu hạ tầng và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. 4.8- Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển: Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế biển, đồng thời bảo đảm tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đối ngoại về biển theo luật pháp và thông lệ quốc tế, có tính tới các quan hệ với các nước trong khu vực, đồng thời tranh thủ các diễn đàn quốc tế để củng cố vị thế của Việt Nam về biển, ranh giới biển của quốc gia. Mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường công tác ngoại giao, đặc biệt với các nước lân cận biển Đông và những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ mạnh về biển để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển, trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, góp phần gìn giữ hoà bình, hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia vùng Biển Đông. 4.9- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh làm lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế biển với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế: Các lĩnh vực cần đặc biệt chú ý là điều tra, khai thác, chế biến dầu, khí, khoáng sản, hàng hải, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản. V- TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁO VIÊN 1- Nghiên cứu, học tập để nắm được vai trò của biển trong thế kỷ XXI, Chiến lược Biển Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 09 của Hội nghị Trung ương tư (khoá X), tiềm năng tài nguyên và thực trạng kinh tế biển nước ta, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng chiến lược và những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển. 2- Tuỳ theo vị trí và trách nhiệm của mình, cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên cần tích cực tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong học sinh nhằm nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược, định hướng phát triển kinh tế biển. 3- Tổ chức những sinh hoạt sáng tạo trong nhà trường, tổ chức Đoàn - Đội, như thi tìm hiểu, tọa đàm, hái hoa dân chủ, báo tường, viết thư cho bộ đội Trường Sa, cảnh sát biển Việt Nam; từ đó tăng thêm tình yêu của học sinh đối với “rừng vàng, biển bạc”, đối với quê hương, đất nước, chuẩn bị hành trang vào đời để thành công dân tốt, đóng góp trí tuệ và tài năng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

File đính kèm:

  • docVai tro cua bien the ky 21 va chien luoc bien VietNam.doc
Giáo án liên quan