Chương trình dạy tập làm văn tả người ở lớp 5 được thực hiện từ tuần 12 đến tuần 21.
Chương trình này, học sinh còn tiếp tục học ở các lớp trên (lớp 6 và lớp 7)
Dạy tập làm văn tả người ở lớp 5 là giúp học sinh viết được bài văn ngắn khoảng 20 dòng, làm nổi bật những nét về ngoại hình, tính tình của người được tả (thông qua những hoạt động, việc làm của người được tả)
Sau một thời gian vận dụng những hiểu biết của mình qua học tập chuyên môn, qua học hỏi đồng nghiệp, tôi đã thực nghiệm một số phương pháp dạy học sinh tập làm bài văn tả người như sau :
1 – LỰA CHỌN ĐỀ : Tôi lựa chọn những người gần gũi thân thiết với học sinh tiểu học để các em có điều kiện bộc lộ những điều đã quan sát được thật sự trong cuộc sống hàng ngày tại nơi các em đang ở. Các đề tài gồm : em bé, bạn học cùng trường hoặc cùng lớp, bố, mẹ, ông, bà, bác nông dân, bác thợ sửa chữa xe đạp, bác thợ hàn, bác bảo vệ trường, thầy cô giáo,
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài kinh nghiệm dạy Tập làm văn tả người cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài kinh nghiệm
dạy tập làm văn tả người cho học sinh lớp 5
Chương trình dạy tập làm văn tả người ở lớp 5 được thực hiện từ tuần 12 đến tuần 21.
Chương trình này, học sinh còn tiếp tục học ở các lớp trên (lớp 6 và lớp 7)
Dạy tập làm văn tả người ở lớp 5 là giúp học sinh viết được bài văn ngắn khoảng 20 dòng, làm nổi bật những nét về ngoại hình, tính tình của người được tả (thông qua những hoạt động, việc làm của người được tả)
Sau một thời gian vận dụng những hiểu biết của mình qua học tập chuyên môn, qua học hỏi đồng nghiệp, tôi đã thực nghiệm một số phương pháp dạy học sinh tập làm bài văn tả người như sau :
1 – Lựa chọn đề : Tôi lựa chọn những người gần gũi thân thiết với học sinh tiểu học để các em có điều kiện bộc lộ những điều đã quan sát được thật sự trong cuộc sống hàng ngày tại nơi các em đang ở. Các đề tài gồm : em bé, bạn học cùng trường hoặc cùng lớp, bố, mẹ, ông, bà, bác nông dân, bác thợ sửa chữa xe đạp, bác thợ hàn, bác bảo vệ trường, thầy cô giáo,
2 – Luyện cho học sinh cách mở bài :
a) Luyện mở bài trực tiếp : (phần lí thuyết, học sinh đã học từ lớp 4)
Bước 1: Cho học sinh viết mở bài trực tiếp của 5 bài văn tả người khác nhau (tả em bé, cụ già, mẹ, cô giáo, bác thợ xây (hay bác nông dân)
Học sinh (HS) làm bài cá nhân, làm bài theo nhóm đôi vào bảng phụ.
Bước 2 : Cho HS nói mở bài của mình, các bạn khác nhận xét theo các tiêu chí : đúng , đủ ý , hay (sinh động), gọn, chưa ?
Bước 3 : GV đọc những đoạn mở bài trực tiếp của các bạn học sinh năm trước cho HS nghe.
b) Luyện mở bài gián tiếp : (phần lí thuyết, học sinh đã học từ lớp 4)
Bước 1: Cho học sinh viết 4 cách mở bài gián tiếp khác nhau của 1 bài văn tả người (Ví dụ tả em bé (hay cụ già, mẹ, cô giáo )
Học sinh (HS) làm bài cá nhân, làm bài theo nhóm đôi vào bảng phụ.
Bước 2 : Cho HS nói cách mở bài của mình, các bạn khác nhận xét theo tiêu chí : có sinh động, hấp dẫn không ? Phù hợp hay dài dòng tản mạn ?
Bước 3 : GV đọc những đoạn mở bài gián tiếp của các bạn học sinh năm trước cho HS nghe.
3 – Luyện cho học sinh cách kết bài :
a) Luyện kết bài chung : (phần lí thuyết, học sinh đã học từ lớp 4)
Bước 1: Cho học sinh viết kết bài chung của 4 hoặc 5 bài văn tả người khác nhau (tả em bé, cụ già, mẹ, cô giáo, bác thợ xây (hay bác nông dân) như trên.
Học sinh (HS) làm bài cá nhân, làm bài theo nhóm đôi vào bảng phụ.
Bước 2 : Cho HS nói kết bài của mình, các bạn khác nhận xét theo các tiêu chí : đúng , đủ ý , hay (sinh động), gọn, chưa ?
Bước 3 : GV đọc những đoạn kết bài chung của các bạn học sinh năm trước cho HS nghe.
b) Luyện kết bài mở rộng : (phần lí thuyết, học sinh đã học từ lớp 4)
Bước 1: Cho học sinh viết 3 đến 4 cách kết bài mở rộng khác nhau của 1 bài văn tả người (Ví dụ tả em bé (hay cụ già, mẹ, cô giáo )
Học sinh (HS) làm bài cá nhân, làm bài theo nhóm đôi vào bảng phụ.
Bước 2 : Cho HS nói cách kết bài của mình, các bạn khác nhận xét theo tiêu chí : sinh động, hấp dẫn không ? Có giúp người đọc liên tưởng, tưởng tượng những hình ảnh nào không ?
Bước 3 : GV đọc những đoạn kết bài mở rộng của các bạn học sinh năm trước cho HS nghe.
4 – Luyện cho học sinh cách tả ngoại hình của người được tả
a) Lựa chọn các chi tiết đặc tả : cho HS tự chọn các chi tiết đặc tả của từng kiểu người như em
bé, bạn thân, cô giáo, mẹ, bà . . . Mỗi kiểu người chỉ được chọn 4 đến 5 chi tiết
- HS làm bài cá nhân, nhóm đôi
- HS trình bày sự lựa chọn của mình và trả lời: Vì sao em cho đó là chi tiết đặc tả ?
b) Viết đoạn văn với các chi tiết đặc tả ngoại hình của người được tả (HS tự chọn 1 kiểu người)
- HS trình bày (đọc) đoạn văn vừa viết, cả lớp được nghe nhưng không nhận xét đánh giá.
- Cho HS nghe một số đoạn văn tả ngoại hình của người được tả của các bạn HS năm trước.
5 – Luyện cho học sinh cách tả tính tình của người được tả
- Trước hết, khác với tả đồ vật, cây cối, loài vật, tả người phải làm nổi bật tính tình của người được tả, vì sao ?
- Làm thế nào để tả tính tình của người được tả mà không sa vào ca ngợi chung chung, kể lể dài dòng ?
- Khi đánh giá một con người, chúng ta thường căn cứ vào những tiêu chí nào ?
Sau khi thống nhất, cho HS thực hành tả tính tình của người được tả theo các tiêu chí sau :
- Người được tả đối với em thế nào ? Nêu dẫn chứng thông qua các hoạt động của người đó.
- Người được tả đối với công việc lao động của người đó như thế nào ? Nêu dẫn chứng thông qua các hoạt động của người đó .
- Người được tả đối với mọi người xung quanh người đó thế nào ? Nêu dẫn chứng thông qua các hoạt động của người đó.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh trình bày (đọc) bài làm của mình. (Các bạn khác nghe và tự rút bài học)
- Cho HS nghe một số đoạn văn tả tính tình của người được tả của các bạn HS năm trước.
6 – Luyện cho học sinh cách tả các động tác hoạt động của người được tả
a) Lựa chọn đề : Người được tả đang hoạt động gồm : Em bé đang vui chơi trên sân trường, Bạn thân đang đá cầu (hay nhảy dây), Bác thợ xây (thợ sửa xe đạp, thợ hàn. . .) đang làm việc, Cô giáo đang giảng bài, Mẹ đang nấu bữa cơm,
b) Cho HS ghi lại những động tác nối tiếp nhau của một hoạt động chính trong chuỗi các hoạt động của người được tả.
- HS trình bài bài làm của mình -> HS khác nhận xét theo các tiêu chí : Đúng thứ tự không ? Đủ các chi tiết chưa ? Các động tác đã hợp lí chưa ?
c) Cho học sinh đoạn văn tả (kể) các động tác mà các em vừa tìm được ở trên với các hình ảnh so sánh (nếu có). Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh trình bày (đọc) bài làm của mình. (Các bạn khác nghe và tự rút bài học)
- Cho HS nghe một số đoạn văn tả hoạt động của người được tả của các bạn HS năm trước.
7 – Luyện cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc với người được tả
a) Lựa chọn khi nào thì viết câu văn bộc lộ cảm xúc :
- Khi tả ngoại hình (hay tả tính tình, tả hoạt động), chi tiết đó gây ấn tượng mạnh trong lòng em. Ví dụ : Với tả em bé thì đó là khi tả đôi má thơm mùi sữa mẹ, những cử chỉ hồn nhiên, ngây thơ của bé, Với tả mẹ thì đó là khi tả đôi mắt, đôi bàn tay của mẹ, v .v
b) Bộc lộ cảm xúc bằng cách nào: Cảm xúc chân thật bằng sự chia sẻ hay cảm thông, bằng mong muốn hay mơ ước, bằng sự thích thú hay ngạc nhiên thán phục, v.v . . .
c) Cho học sinh câu văn bộc lộ cảm xúc (theo đề ra) với một hay hai chi tiết tả ngoại hình (hay tả tính tình, tả hoạt động)
d) Học sinh trình bày (đọc) bài làm của mình. (Các bạn khác nghe và tự rút bài học)
- Cho HS nghe một số đoạn văn nói lên cảm xúc của người viết với người được tả của các bạn HS năm trước.
Với các cách giúp HS như trên, nhiều học sinh của tôi đã có lần tâm sự với tôi hoặc đồng nghiệp của tôi là “ Thầy Thành dạy chúng con làm văn rất dễ hiểu và dễ làm bài.” Các em không những không ngại tập làm văn nữa mà còn thích thú khi đến giờ Tập làm văn. Các em viết văn tiến bộ rất nhanh. Các em đã làm được những bài văn hay và sáng tạo, có giọng điệu của riêng mình.
File đính kèm:
- Day viet van mieu ta.doc