“Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”. Đó là một câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết thảy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh ta, đó chính là môi trường sống của con người. Nó lại là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sư tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 31423 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giản sắp xảy ra) cũng được thực hiện. Trẻ luôn yêu thích những thí nghiệm hứng thú như vậy.
Ở thí nghiệm 6 “Vì sao ngọn nến tắt”, tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm trong buổi hoạt động chiều. Đầu tiên, tôi cho trẻ nói về ích lợi của không khí đối với đời sống xung quanh. Rồi tôi cho trẻ tiến hành làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng với hai cốc nến. Ở đây, một bài học về sự nguy hiểm của lửa khiến trẻ phải hết sức cản trọng khi dùng miếng giấy bạc bịt vào miệng cốc. Qua đây, tôi cũng đánh giá trẻ ở CS 22 (Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm). Tôi cũng đã hướng dẫn trẻ không làm thí nghiệm với những yếu tố nguy hiểm (lửa, vật nhọn, điện…) khi không có người lớn hướng dẫn.
Như trên đã trình bày, ở thí nghiệm 7, tôi đã mạnh dạn dùng làm tiết dạy ở hoạt động khám phá thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Ở đây, trẻ vừa biết kết quả của 2 màu cơ bản đã pha, vừa biết ứng dụng của màu sắc vào cuộc sống lại được chơi với màu rất vui vẻ. Trẻ làm việc theo từng nhóm rất hăng say và thể hiện ngay trên sản phẩm của mình.
Nhóm thực hiện pha trộn 2 màu cơ bản để tạo màu mới :
Nhóm pha màu vẽ tranh:
Nhóm pha màu nhuộm vải :
Thí nghiệm : Sự đổi màu của nước
Bảng tổng hợp các kết quả.
Từ đây, trẻ có thể xếp các kết quả của nhóm theo độ đậm nhạt tăng dần và phát hiện ra tỉ lệ của các màu để có màu như mong muốn. Thí nghiệm này cũng đã tạo ra hiệu ứng tốt khi trẻ pha màu để tạo màu mới, nhất là trong hoạt động tạo hình của trẻ. Và cũng hoạt động chung này, tôi đã quan sát để đánh giá trẻ ở CS 38 một cách chính xác Đây còn là một cơ hội để tăng cường kĩ năng hợp tác hoạt động theo nhóm cho trẻ, một kĩ năng còn trẻ Mẫu giáo còn thiếu và yếu. Thí nghiệm này tôi cũng cho trẻ chơi thêm ở góc khám phá và được trẻ nhiệt tình hưởng ứng.
Nói đến làm thí nghiệm với trẻ Mẫu giáo, hẳn có nhiều người sẽ nghĩ không thể nào. Song với cô cháu chúng tôi, mỗi thí nghiệm lại mở ra một chân trời mới mà qua đây tôi cũng thấy mình chưa đánh thức hết tiềm năng ở trẻ. Ví như ở thí nghiệm 8 (sự chuyển động của âm thanh). Cũng là cái đài hằng ngày trẻ nghe, cũng là những âm thanh, việc làm vãn thường diễn ra nhưng khi hướng vào sự chuyển động thì ta thấy ngạc nhiên, thú vị quá. Hóa ra, mọi thứ rung động (chuyển động) xung quanh ta mới làm cho ta nghe thấy âm thanh. Thế mà bấy lâu nay ta cứ tưởng âm thanh là tự nhiên có, nó nằm sẵn ở những vật chứa âm thanh mà tai của ta có thể nghe được. Một thí nghiệm đơn giản, dễ làm mà mang đến bao điều mới mẻ.
Không chỉ mang tới kiến thức và sự yêu thích cho trẻ, những trò chơi, thí nghiệm thiết kế và sưu tầm của tôi kể trên còn là một công cụ hữu hiệu để tôi bồi dưỡng những trẻ chưa đạt ở các chỉ số ít được đánh giá trên giờ hoạt động chung: CS 65 (nói rõ ràng) khi chơi trò chơi 9, trò chơi 8, trò chơi 6, trò chơi 4, làm thí nghiệm 2, 5; CS 37(thể hiện sự an ủi, chung vui với người thân, bạn bè) khi chơi những trò chơi mang tính chất thi đua: trò chơi 2, trò chơi 4, trò chơi 5, trò chơi 7 (cách chơi 1, 2); CS 62 (nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2- 3 hành động) khi đưa ta luật chơi, cách chơi hay các yêu cầu của thí nghiệm. Ở các trò chơi này, ý kiến của bản thân trẻ dựa trên vốn hiểu của trẻ được dùng trước nhiều trò chơi (3,11, 12), thí nghiệm (2,3,4), nên có thể dùng để đánh giá hoặc những bồi dưỡng những trẻ chưa đạt ở CS 34. Những CS45, CS75, CS113, CS115, CS119 hay 31, 32, 49, 68, 52, 55, 47 cũng sẽ được cô giáo đánh giá lại chính xác những trẻ đã đạt cũng như bồi dưỡng những trẻ chưa đạt ở giai đoạn tiếp theo khi tham gia vào trò chơi, thí nghiệm. Cũng từ đây, trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia các phần chơi (đánh giá CS 47), hay đặt câu hỏi (đánh giá CS112) và giải thích được mối quan hệ nguyên nhân, kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày (đánh giá CS114). Với các trò chơi và thí nghiệm này, tôi luôn cố gắng chuẩn bị đồ chơi phong phú theo từng chủ điểm. Ngoài ra, tôi cũng phân nhóm phù hợp với vốn hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ, nâng dần độ khó để trẻ tự tin với những thành công đã đạt được. Vì vây, trẻ lớp tôi luôn hào hứng tham gia và tiến bộ từng ngày, qua từng chủ đề.
III. KẾT QUẢ
1. Về phía trẻ:
- Trẻ có kiến thức, kĩ năng bền vững trong mỗi chủ đề qua từng trò chơi, thí nghiệm được tiến hành.
- Trẻ có một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với nhiều điều tưởng chừng rất quen thuộc nhưng đầy bất ngờ.
- Trẻ được chơi nhiều trò chơi mang lại nhiều kiến thức mới lạ không ngờ.
- Trẻ được phỏng đoán, xem xét, quan sát và khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh bằng tất cả các giác quan.
- Trẻ được hoạt động, làm những công việc phục vụ cho bản thân và thấy rất hào hứng, tự hào khi mình được tin tưởng, đây cũng là dịp để trẻ thể hiện bản thân, chiến thắng chính mình khi tham gia vào những trò chơi và thí nghiệm này.
- Trẻ được kích thích trí tò mò luôn tìm hiểu và giải thích về các sư vật và hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận, khả năng phán đoán, tư duy. Chính những trò chơi, thí nghiệm sẽ nuôi dưỡng ước mơ nghiên cứu khoa học ngay từ giai đoạn này.
Kết quả khảo sát 44 trẻ lớp tôi đạt yêu cầu qua các giai đoạn tăng đáng kể :
Bảng khảo sát :
Nội dung
Số
cháu
Đầu năm
(Tháng 9)
Cuối năm (Tháng 4)
Hứng thú tham gia hoạt động khám phá
44
60%
100%
Phát triển ngôn ngữ
48%
97%
Khả năng quan sát, phán đoán
40%
93%
Khả năng suy luận
40%
95%
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ
100% 95%
80%
20%
Hứng thú tham gia Phát triển ngôn ngữ Khả năng quan Khả năng
hoạt động khám phá sát phán đoán suy luận
Đầu năm
Cuối năm
100 % 95% 93% 95%
60 % 48%
40% 40%
60%
40%
0%
2. Về phía giáo viên:
- Có thêm nhiều trò chơi, thí nghiệm làm phong phú thêm phương tiện truyền tải kiến thức đến với trẻ.
- Nảy sinh những yếu tố giúp xây dựng nên những trò chơi, thí nghiệm mới hấp dẫn trẻ hơn.
- Là một công cụ để đánh giá một số chỉ số trong bộ chuẩn của trẻ 5 tuổi.
- Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi và làm thí nghiệm, cô dễ dàng phân loại trẻ để có cách giáo dục phù hợp hơn cũng như phá hiện ra khả năng nổi trội của 1 số trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng.
3. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ dùng để trẻ thí nghiệm, từ đó có kiến thức về những nội dung trẻ cần có ở trường, kết hợp với giáo viên bổ sung, làm phong phú kiến thức cho trẻ.
- Đây cũng là những trò chơi, thí nghiệm phụ huynh đã lấy để tổ chức cho các con tại nhà. Từ đó tạo ra ý thức luôn để trẻ được khám phá, được làm thí nghiệm đơn giản và thường xuyên tạo điều kiện để trẻ được tự làm.
- Phụ huynh qua đây cũng thấy được khả năng của con em mình và có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều mà trước nay ta chưa nghĩ là trẻ có thể làm.
Khi thiết kế và sưu tầm những trò chơi, thí nghiệm này đưa và các hoạt động cho trẻ, tôi không nghĩ trẻ lại hào hứng, say mê đến thế. Trẻ có thể chơi và làm thí nghiệm đến quên cả thời gian cho phép và mỗi lần đưa ra một trò chơi, thí nghiệm mới, trẻ lại hò reo sung sướng. Không những thế, nhất là những thí nghiệm, nhiều trẻ còn tự nghĩ ra nhiều thí nghiệm hay và mang đến để cô cùng thực hành với các bạn. Một không khí chơi mà học luôn tràn ngập trong lớp tôi.
IV. KẾT LUẬN
1 . Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thiết kế và sưu tầm các trò chơi và thí nghiệm kể trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
1.1. Ngay từ đầu năm học đã rà soát để nắm chắc những nội dung, kiến thức cần đưa đến cho trẻ trong mỗi chủ đề cũng như các chỉ số càn đạt của bộ chuẩn.
1.2 . Việc lựa chọn, sử dung các trò chơi thiết kế và sưu tầm phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục đặt ra trong mỗi bài học, trong trong mỗi hoạt động hoặc giai đoạn thực hiện chủ đề; phù hợp với vốn hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ để đảm bảo tính phát triển.
1.3 Dựa vào đặc điểm cá nhân trẻ trong lớp mà lựa chọn các trò chơi, thí nghiệm cho phù hợp. Những trẻ kém, chậm chạp thì chọn những trò chơi đơn giản, sau đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin về những thành công đã đạt được.
1.4 . Để tổ chức tốt trò chơi, thí nghiệm, cần làm tốt công tác chuẩn bị như chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp, bố trí thời gian và chỗ chơi, làm thí nghiệm hợp lí.
1.5 Khi các trò chơi, thí nghiệm đã trở nên quen thuộc với trẻ. Trẻ đã nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi và các thao tác làm thí nghiệm, cô khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ tự tổ chức trò chơi, thí nghiệm với bạn vào các thời điểm khác nhau trong ngày (trừ thí nghiệm 6).
2. Khuyến nghị
2.1. Ban giám hiệu thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường sáng tạo, thiết kế xây dựng một số trò chơi, thí nghiệm ứng dụng trong quá trình giảng dạy. Vinh danh cá nhân , tập thể có những thiết kế sáng tạo mang lại hiệu quả cao.
2.2 Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung học liệu mới, nhiều hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình tiến hành thiết kế và sưu tầm các trò chơi, thí nghiệm nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cầu Giấy, ngày15 tháng 04 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Trương Thị Nguyệt Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007)
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé 5-6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2008)
3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 5-6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009)
4. Nguồn tư liệu trên mạng internet.
5. Nội dung 120 chỉ số phát triển chuẩn trẻ 5 tuổi
8. Bộ công cụ đánh giá trẻ mầm non 5 tuổi theo chuẩn do trường Mầm non Hoa hồng xây dựng
File đính kèm:
- Giaoducmaugiao_Nguyet Anh_mnhoahong.doc