I.MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
- Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Các hình trong SGK trang 28,29.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: - Kể tên, chỉ được vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh trên sơ đồ ?
- Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan ?
2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu ghi đề lên bảng.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 7: Tự nhiên xã hội: Hoạt động thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7:
TNXH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
- Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Các hình trong SGK trang 28,29.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: - Kể tên, chỉ được vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh trên sơ đồ ?
- Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan ?
2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu ghi đề lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Hoạt động 1 : Làm việc SGK
- Học sinh quan sát hình.SGK
+ Mục tiêu : Phân tích được hoạt động phản xạ.
- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
- HS quan sát hình 1a, 1b đọc mục bạn cần biết SGK/28.
- Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Điều gì xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng ?
- Em sẽ giật tay trở lại.
- Bộ phận nào của CQTK điều khiển tay rụt lại ?
- Do tủy sống điều khiển.
- Hiện tượng trên gọi là gì ?
- Phản xạ.
- Bước 2 : Làm việc lớp –Thảo luận nhóm
- Đại diện N trình bày kết quả
- Mỗi nhóm 1 câu - bổ sung.
- Phản xạ là gì ?
- Học sinh trả lời.
- Nêu VD về phản xạ thường gặp trong đời sống
- Học sinh nêu ví dụ.
® Kết luận SGK / 47
- 2 HS nhắc lại kết luận SGK
b. Hoạt động 1 : Chơi trò thử phản xạ đầu gối. Ai phản ứng nhanh.
- Trò chơi 1 : Thử phản xạ đầu gối
* Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn
- 1 HS ngồi ghế cao, chân buông thõng (hình SGK)
GV dùng búa cao su, dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ dưới xương bánh chè làm cẳng chân bật ra trước.
* Bước 2 : Cho học sinh hoạt động nhóm.
- HS thử phản xạ đầu gối
* Bước 3 : Hoạt động trước lớp
- Các nhóm thử phản xạ đầu gối
- Trò chơi 2 : Ai phản ứng nhanh.
* Bước 1 : H/dẫn cách chơi : chanh - chua - cua - cắp
* Bước 2 : Yêu cầu học sinh chơi thử.
- HS chơi thử. Chơi thật vài lần.
* Bước 3 : Kết thúc trò chơi
- Ai bị phạt hát múa 1 bài.
4. Củng cố - Dặn dò :Nêu một vài ví dụ về phản xạ trong đời sống hàng ngày ? Phản xạ do cơ quan nào điều khiển ?
TNXH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGk trang 30 - 31
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào gọi là phản xạ ? Cho ví dụ .
- Điều khiển mọi hoạt động phản xạ của cơ thể là do não hay tuỷ sống điều khiển? Cho ví dụ ?
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn học sinh quan sát SGK
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
- Quan sát hình a, b trang 30
- Khi giẫm phải đinh Nam có phản ứng gì
- Phản ứng co chân của Nam do tuỷ sống hay não điều khiển ?
- Quan sát hình b,c trang 30
- Sau khi giẫm đinh Nam đã làm gì ?
- Nam lấy đinh ra và vứt cây đinh vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ?
- Theo em não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và điều khiển Nam vứt đinh vào sọt rác ?
- Bổ sung ý kiến còn thiếu sót của các nhóm
Hoạt động 2: Thảo luận
* Trò chơi: " Thử trí nhớ"
- Giáo viên để một khay đồ dùng học tập: Bút chì, thước kẻ, cam pa, tẩy, phấn, giẻ lau.........
- Trưởng nhóm nhận phiếu chuẩn bị thảo luận theo yêu cầu trong phiếu.
- Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam lập tức co chân lên. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển.
- Nam co chân lên và rút đinh ra khỏi chân.
- Rút đinh ra khỏi dép Nam vứt cây đinh vào sọt rác. Việc làm đó của Nam giúp cho người khác không giẫm đinh như Nam nữa.
- Theo em não là cơ quan điều khiển hoạt động suy nghĩ của Nam khiến bạn phải vứt đinh vào sọt rác để người khác không giẫm đinh như Nam.
- Đại diện các nhóm trình bày trước
lớp
- Học sinh mở SGk xem hình 2/31
- Quan sát và nêu tên các đồ vật đã nhìn
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Vệ sinh thần kinh
File đính kèm:
- Tuan 7.doc