I. MỤC TIÊU:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: quả chín, diệu kì, quả bóng, soi vàng góc sân, mọi miền
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng.
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: diệu kì
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7839 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 29 Tiết 58 Môn: Tập đọc Trăng ơi … từ đâu đến?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 29 Tiết 58 Môn: Tập đọc
TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: quả chín, diệu kì, quả bóng, soi vàng góc sân, mọi miền…
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng.
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: diệu kì …
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn cuối bài, 1 HS đọc toàn bài Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi : Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ Món quà tặng dịu kì” của thiên nhiên?
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3. bài mới
Giới thiệu bài: Các em đã được làm quen với nhà thơ Trần Đăng Khoa qua bài Khi mẹ vắng nhà ở lớp 3, Mẹ ốm ở lớp 4 và thấy được tình yêu tha thiết của nhà thơ dành cho Mẹ. Không chỉ vậy, Trần Đăng Khoa còn rất yêu quê hương, yêu thiên nhiên. Bài thơ Trăng ơi … từ đâu đến? sẽ cho các em thấy tình yêu và những phát hiện rất riêng độc đáo, ngộ nghĩnh của nhà thơ về ông trăng tròn.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Hướng dẫn luyện đọc
2
Tìm hiểu bài
3
HD đọc diễn cảm và HTL
- Gọi 6 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu thơ
Trăng ơi …/ từ đâu đến?
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
- GV nêu: hình ảnh trăng trong bài thơ đẹp và sinh động như thế nào? Các em cùng tìm hiểu bài.
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh
đồng xa, từ biển xanh?
+ Trong 4 khổ thơ tiếp vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? những ai?
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của trẻ thơ?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
+ Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả?
- GV kết luận: Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng mà còn cho thấy tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả
- Gọi 6 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu
+ Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc
+ Nhận xét , cho điểm từng HS
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét cho điểm từng HS
- HS đọc bài tiếp nối từng khổ thơ.
- HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ mới
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ
- 2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín và mắt cá
+ Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì
trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trên mái nhà, trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi
- Đọc thầm 4 khổ thơ còn lại
+ Trăng còn gắn với quả bóng, sân chơi, lời mẹ ru, chú cuội, chú bộ đội hành quân.
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra rất gần gũi thân thương với trẻ thơ.
- HS đọc thầm lại bài thơ
+ Bài thơ cho thấy tác giả rất yêu trăng, yêu thiên nhiên, đất nước quê hương
+ Câu thơ Trăng ơi, có nơi nào/ Sáng hơn đất nước em cho thấy tác giả rất yêu và tự hào về đất nước mình. Tác giả nghĩ không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em.
- HS nghe và ghi ý chính bài
- 6 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay
- HS theo dõi
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm
- 4 HS thi đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng
- 3 HS đọc thuộc lòng
4 . Củng cố, dặn dò:
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Nội dung bài thơ thể hiện điều gì? ( Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Qua đó cho thấy tình tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.)
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”, tìm đọc tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 58.doc