I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Ch ý cc từ ngữ:
- Hiểu noi dung, ý nghĩa của bi thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dịng sơng La v nĩi ln ti năng, sức mạng của con người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc được một đoạn thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 21 Tiết 42 Môn: Tập đọc Bè xuôi Sông La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Tiết 42 Môn: Tập đọc
BÈ XUÔI SÔNG LA
I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Chú ý các từ ngữ:
- Hiểu noi dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dịng sơng La và nĩi lên tài năng, sức mạng của con người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc được một đoạn thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì?
+ Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến như vậy?
+ Nêu ý nghĩa bài
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:Giới thiệu bài
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 Hướng dẫn luyện đọc
2
Tìm hiểu bài
3
Luyện đọc diễn cảm và HTL
- Đọc từng từng khổ thơ.
GV giới thiệu: Bài thơ Bè xuôi sông La được tác giả Vũ Duy Thông sáng tác trong thời kì đất nước mới có chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Kết hợp cho HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng đọc nhẹ nhàng trìu mến, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: trong veo, mươn mướt, lượn đàn, thong thả, lim dim, . . .
- GV cho HS đọc thầm khổ thơ 2, trả lời câu hỏi:
+ Sông La đẹp như thế nào?
+ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
- 1 HS đọc đoạn còn lại
+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
+ Nêu ý chính của bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS tìm ra giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ
- Đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc khổ thơ 2, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Theo dõi.
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm khổ thơ 2, trả lời câu hỏi .
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ , hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.
- HS đọc.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- 2 – 3 HS nhắc lạio7
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm khổ thơ 2 trước lớp.
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nói ý nghĩa của bài thơ.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Sầu riêng
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 42.doc