I/Mục tiêu :
- Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi .
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
* Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp
II/Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK / 10 và 11
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 2 Tiết: 4 Phòng bệnh đường hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Tiết : 4
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
NS : 3-9-2010
NG :
I/Mục tiêu :
- Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi .
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
* Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp
II/Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK / 10 và 11
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1: Bài cũ
-Tập thể dục buổi sáng có lợi gì ?
- Hằng ngày chúng ta làm gì để giữ sạch mũi , họng?
+Giáo viên nhận xét đánh giá học sinh.
2: Bài mới : Giới thiệu bài , ghi đề bài
* Hoạt động 1 : Động não
- Kể tên 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp.
- GV giúp HS hiểu:Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh . Những bệnh thường gặp là: viêm mũi , họng , phế quản , viêm phổi
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
+ Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV có thể gợi ý để học sinh trao đổi chi tiết hơn ở ND các hình
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV giúp học sinh hiểu : Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho , sốt . Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị chết do không thở được .
Hỏi : Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp ?
- GV yêu cầu HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa ?Cuối cùng giáo viên kết luận
.Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là : viêm họng , viêm phế quản , viêm phổi .
. Nguyên nhân chính : Do bị nhiễm lạnh , nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi)
. Cách đề phòng : Giữ ấm cơ thể , giữ vệ sinh mũi họng , giữ nơi có đủ ấm thoáng khí , tránh gió lùa , ăn uống đủ chất , luyện tập thể dục thường xuyên * Hoạt động 3 : Chơi trò chơi : Bác sĩ.
- GV giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp
+Bước 1 : GV hướng dẫn học sinh cách chơi , yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân . Kể được 1 số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp ;học sinh đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh
+Bước 2 : Tổ chức cho học sinh chơi
*BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Đánh dấu x trước câu trả lời đúng nhất.
Những bộ phận nào của cơ thể đặc biệt cần giữ ấm để đề phòng bệnh viêm đường hô hấp?
a. Cổ b. Ngực
c.Hai bàn chân d. Tất cả các ý trên
3.Nhận xét -dặn dò
- Về nhà ôn lại ND bài học
- Chuẩn bị bài sau : Bệnh lao phổi
1 vài em nhắc lại tên bài học trước
…có lợi cho sức khoẻ vì buổi sáng kk trong lành , ít khói bụi …
…chúng ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh nhiểm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên.
- HS nêu lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở tiết trước
- Mỗi học sinh kể tên bệnh đường hô hấp mà em biết
- HS làm bài tập 1a/VBT/6
- HS mở SGK/10 và 11
- 2 học sinh quan sát và trao đổi với nhau về nội dung và các hình 1 đến hình 6 sgk
- Đại diện 1 số cặp trình bày những điều các em đã thảo luận khi quan sát các hình (mỗi nhóm nói 1 hình)
- Các nhóm khác theo dõi , bổ sung
- HS làm bài 1b,c/VBT
…cần mặc đủ ấm , không để lạnh cổ ngực , hai bàn chân , ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh
Vài em đọc phần bài học SGK ( bóng đèn toả sáng )
1hs đóng vai bệnh nhân , 1 hs đóng vai bác sĩ
HS chơi thử nhóm 2 . Sau đó các nhóm xung phong đóng vai bệnh nhân và bác sĩ
Cả lớp theo dõi , nhận xét , bổ sung bình chọn nhóm vai đóng tốt nhất
- HS chọn ý d
- HS ghi bài vào vở
File đính kèm:
- TNXH T 4.doc