I. Mục đích, yêu cầu:
ã Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.
ã Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với vốn từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy-học:
ã Bút dạ, 2 tờ giấy khổ to để học sinh làm bài tập.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 2: Luyện từ và câu: từ ngữ về học tập. dấu chấm hỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Luyện từ và câu: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.
Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với vốn từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ, 2 tờ giấy khổ to để học sinh làm bài tập.
III. Hoạt động dạy-học
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra 2 học sinh.
-Nhận xét và ghi điểm học sinh.
2.Dạy-học bài mới:
1.Giới thiệu bài:
-Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ về học tập, củng cố những điều đã học về từ và câu. Làm quen với câu hỏi và trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu.
-Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ.
-Học sinh các nhóm lên bảng ghi.
-Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm.
-Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hướng dẫn học sinh tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
-Gọi học sinh đọc câu của mình.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét câu bạn vừa đọc.
Bài3:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới.
-Gọi 1 học sinh đọc mẫu.
-Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào?
-Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1 câu mới.
-Nhận xét .
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ để làm tiếp với câu Thu là bạn thân nhất của em .
Bài 4:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu đọc các câu trong bài.
-Đây là các câu gì?
-Khi viết câu hỏi,cuối câu ta phải làm gì?
-Yêu cầu học sinh viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
-Yêu cầu 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
-Chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt, có cố gắng.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Từ chỉ sự vật; Câu kiểu: Ai là gì?
HS1: Kể tên một số đồ dùng người, con vật, hoạt động mà em biết
HS2: Làm bài tập 4
-Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập.
-Học sinh đọc: học hành, tập đọc.
-Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng học hoặc tiếng tập.
-Học sinh nối tiếp nhau lên bảng ghi các từ có các tiếng học, tập theo kiểu tiếp sức.
-Đếm số từ các nhóm tìm được.
+ Các từ có tiếng học là: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học sinh, học bạ, học kỳ, học đường, năm học.....
+ Các từ có tiếng tập là: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, luyện tập, bài tập, tập vẽ...
-Cả lớp đồng thanh.
-Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1.
-Các nhóm suy nghĩ, ghi vào giấy khổ to.
-Học sinh nối tiếp nhau phát biểu.
-Học sinh nhận xét.
+Chúng em học tập chăm chỉ.
+Hoa đang tập đọc.
-Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới.
-Học sinh đọc:
Con yêu mẹ. Mẹ yêu con.
-Sắp xếp lại các từ trong câu.
-Đổi từ con và từ mẹ cho nhau.
-Học sinh suy nghĩ và phát biểu.
-Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
-Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
-Học sinh suy nghĩ và trả lời.
-Bạn thân nhất của em là Thu./ Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân nhất của Thu là em.
-Em đặt câu gì vào cuối mỗi câu sau?
-Học sinh đọc bài.
-Đây là câu hỏi.
-Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
-Học sinh làm bài vào vở.
-2 học sinh lên bảng làm bài.
- Sửa bài.
-Tên em là gì?
-Em học lớp mấy?
-Tên trường của em là gì?
-Thay đổi trật tự các từ trong câu.
-Dấu chấm hỏi.
Tuần 3:
Luyện từ và câu : Từ chỉ sự vật. Câu kiểu: Ai là gì?
I.Mục đích, yêu cầu:
Nhận biết được các từ chỉ sự vật.
Biết đặt câu theo mẫu:Ai(cái gì, con gì) là gí?
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh học các sự vật trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung2 và 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 học sinh lên bảng.
-Nhận xét học sinh làm bài trên bảng, ghi điểm.
2. Dạy-học bài mới:
a. Bài mới
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm quen với từ chỉ người, chỉ cây cối, chỉ con vật nhận biết được các từ trên trong câu và lời nói. Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu:
Ai (Cái gì, con gì ) là gì?
Bài 1:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Treo tranh.
-Gọi học sinh làm miệng: gọi tên từng bức tranh.
-Gọi 4 học sinh lên bảng gắn tên gọi dưới mỗi bức tranh.
-Nhận xét.
-Yêu cầu học sinh đọc lại các từ trên.
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, cây cối, con vật.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.Gọi 2 nhóm lên bảng thi tìm nhanh bằng cách lựa các tấm bìa có ghi những từ ngữ là từ chỉ sự vật gắn vào cột từ chỉ sự vật. Tổ nào tìm đúng và gắn được nhiều từ hơn thì tổ đó thắng.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Yêu cầu học sinh sắp xếp các từ tìm được thành 3 loại: chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối.
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Gọi học sinh đọc mẫu.
-Đặt một câu mẫu:
-Cá heo là bạn của người đi biển.
-Yêu cầu học sinh đọc câu trên.
-Gọi học sinh đặt câu.
-Nhận xét.
+ Cho học sinh thực hiện trò chơi Đặt câu theo mẫu.
-Giáo viên nêu luật chơi:
-Chia lớp thành 2 đội:
(Đội A-ĐộiB)-HS ( Đội A) nêu vế thứ nhất, chỉ định HS (Đội B) nêu vế thứ hai. Nếu HS (B) nêu vế thứ hai đúng thì có quyền nghĩ ra vế thứ nhất để chỉ định HS (A) nêu vế thứ hai.....
-Theo dõi học sinh chơi.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-HS1: Làm bài tập 1
-HS 2: Làm bài tập 2
-HS 3: Làm bài tập 4
-1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Quan sát bức tranh.
-Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
-Học sinh lên bảng tìm bảng ghi từ cho sẵn gắn vào dưới mỗi bức tranh.
-Lớp đọc lại các từ trên.
-Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau.
-Nghe giảng.
-Hai nhóm lên bảng làm bài theo kiểu tiếp sức.
Lời giải: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
-Bình chọn nhóm thắng cuộc.
-Học sinh khá, giỏi làm.
-Từ chỉ người: bạn, cô giáo, thầy giáo,học trò.
-Từ chỉ vật: thước kẻ, bảng, sách.
-Từ chỉ con vật: nai, cá heo.
-Đặt câu theo mẫu dưới đây.
-Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2 A.
-Đọc mẫu của giáo viên.
-Từng học sinh đọc câu của mình.
-Chia lớp thành hai đội.
-Nghe phổ biến luật chơi.
-Học sinh tham gia trò chơi.
-Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
-3 học sinh thực hiện.
3. Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
- Dặn học sinh về nhà tập đặt câu giới thiệu theo mẫu.
- Chuẩn bị bài sau: Từ chỉ sự vật; Từ ngữ về: ngày, tháng, năm.
Tuần 4:
Luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. Từ ngữ
về ngày, tháng, năm.
I.Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng vốn từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
Biết đặt câu hỏi và trả lời về thời gian( ngày, tháng, năm, tuần và ngày trong tuần)
Biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
II.Đồ dùng dạy-học:
Bảng kẻ phân loại từ chỉ sự vật.
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
4 tấm bìa cứng và bút dạ.
III.Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh lên bảng.
-Nhận xét và ghi điểm.
B.Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục học về các từ chỉ sự vật, cây cối ; tập hỏi-đáp về thời gian và thực hành ngắt đoạn văn thành các câu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Trò chơi : Thi tìm từ nhanh.
-Nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, con vật.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tấm bìa cứng.
-Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
-Nhóm nào xong thì gắn lên bảng.
- Kiểm tra số từ các nhóm tìm được.
-Công bố nhóm thắng cuộc.
Lời giải
-Từ chỉ người: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, công nhân, học sinh, diễn viên, thầy giáo, ca sĩ, nhạc sĩ, thầy giáo...
-Từ chỉ đồ vật: bàn,ghế, nhà,ô tô, máy bay, tàu thuỷ, bút, sách,giường, tủ, bàn ghế......
-Từ chỉ con vật: gấu, chó, mèo, sư tử, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, bồ câu, đại bàng, khỉ, vượn....
-Từ chỉ cây cối: lan, huệ, hồng, đào, thông, mai, xà cừ, mít, xoài,chuối, cam, quýt.....
Bài 2:
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu 1 học sinh đọc mẫu.
-Gọi 2 cặp học sinh thực hành theo mẫu.
-Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh.
-Gọi một số cặp học sinh lên trình bày.
-Một số ví dụ về câu hỏi:
-Sinh nhật của bạn vào ngày nào? Chúng ta khai giảng năm học mới vào ngày mấy tháng mấy?Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày, đó là những ngày nào? Một tuần có mấy ngày? Hôm nay là thứ mấy? ngày mai là thứ mấy, ngày mấy?
Bài 3:
-Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài sau đó đọc liền hơi đoạn văn trong SGK.
-Hỏi học sinh vừa đọc bài: Có thấy mệt không khi đọc mà không ngắt hơi?
-Các em có hiểu ý đoạn văn này không? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có khó hiểu không?
-Để giúp người đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn, chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu.
-Khi ngắt đoạn văn thành câu, cuối câu phải đặt dấu gì? Chữ cái đầu câu viết thế nào?
-Đoạn văn này có 4 câu, hãy thực hiện ngắt đoạn văn thành 4 câu. Lưu ý mỗi câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn.
- Hướng dẫn học sinh chữa bài.
-HS1: Tìm 4 từ chỉ sự vật.
-HS 2,3 : Đặt câu theo mẫu:
Ai( con gì, cái gì) làm gì?
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Nhóm1: Từ chỉ người.
-Nhóm 2: Từ chỉ đồ vật.
-Nhóm 3: Từ chỉ con vật.
-Nhóm 4: Từ chỉ cây cối.
-Các thành viên trong nhóm nối tiếp nhau ghi vào tấm bìa cứng các từ tìm được.
-Đại diện các nhóm lên bảng gắn và đọc các từ của nhóm mình.
-Đếm số từ tìm được của các nhóm.
-Đọc đề bài.
-Đọc mẫu.
+Bạn sinh năm nào? Tôi sinh năm 1996.
+Tháng hai có mấy tuần? Tháng hai có bốn tuần.
-Thực hành theo mẫu trước lớp.
-Thực hành hỏi- đáp theo nhóm đôi.
-Trình bày hỏi-đáp trước lớp.
-Đọc bài.
-Rất mệt.
-Học sinh trả lời theo ý của mình.
-Cuối câu viết dấu chấm. Chữ cái đầu câu viết hoa.
-1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
+Trời mưa to/. Hà quên mang áo mưa/.Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình/. Đôi bạn vui vẻ ra về/.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh hoạt động tích cực.
Dặn dò học sinh về nhà tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật.
File đính kèm:
- Luyen tu va cau tuan 234.doc