1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài: Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc phân biết lời người dẫn chuyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: rau cháo nối nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
- GDHS kính yêu bà :
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 11 Tập đọc: bà cháu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày tháng năm 2007
TẬP ĐỌC: BÀ CHÁU
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài: Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc phân biết lời người dẫn chuyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: rau cháo nối nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
- GDHS kính yêu bà :
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ trong SGK
III.Các hoạt động dạy- học: Khởi động : Hát
1. Kiểm tra bài cũ -2,3 HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ “Thương Ông” và trả lời câu hỏi* Giáo viên nhận xét – Ghi điểm
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2. Bài mới: TIẾT 1
Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
Hướng dẫn học sinh luyện đọc, giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc từ ngữ: Làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm.
.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Giáo viên ghi bảng câu văn để hướng dẫn học sinh đọc.
Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau,/tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm
- Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/kết bao nhiêu là trái vàng,/trái bạc.
- Bà hiện ra/món mén/hiền từ,/dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo lòng
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 2 lượt.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh
TIẾT 2
HĐ2:. Tìm hiểu bài
Câu hỏi1Yêu cầu học HS đọc đoạn 1
Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
Câu hỏi2: Cô Tiên cho hạt đào và nói gì?
Câu hỏi 3: (Học sinh đọc đoạn 2)
- Sau khi bà mất 2 anh em sống ra sao?
Câu hỏi 4:
- Thái độ của 2 anh em thế nào sau khi trở nên giàu có?
- Vì sao 2 anh em trở nên buồn bã mà không thấy vui sướng?
Câu hỏi 5
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
HĐ3: Luyện đọc lại: Giáo viên đọc
- 2,3 nhhóm tự phân vai
* Giáo viên nhận xét tuyên dương
4. Củng cố - Dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?* Giáo viên nhận xét
Y.cầu HS về nhà đọc lại truyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện “Bà cháu”
- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc thầm
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc cá nhân - Nhiều em yếu đọc
- 1 HS đọc chú giải
Đầm ấm : Gần gủi thương yêu nhau
Mầu nhiệm: có phép lạ
- HS nối tiếp đọc từng đoạn
- HS đọc đồng thanh
- HS đọc cá nhân
- HS tự nhận xét nhau
- Học sinh đọc trong nhóm
- Đồng thanh – cá nhân
- 1 HS đọc đoạn 1
- Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm
- Cô tiên cho hạt đào và dặn rằng: Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng giàu sang.
- Hai anh em trở nên giàu có
- Hai anh em được trở nên giàu có nhưng không cảm thấy vui sướng mà trở nên buồn bã.
- Vì 2 anh em thương nhớ bà
- HS đọc đoạn 4
- Cô tiên hiện lên hai anh em oà khóc cầu xin cho cô hoá phép cho bà sống lại dù có phải trở lại cuộc sống cực khổ như xưa. ...bà hiện ra dang tay ôm hai cháu vào lòng
- Người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em
- Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
File đính kèm:
- tapdocBA CHAUtuan11.doc