I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết:
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp đập mạch.
- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 16, 17.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tâm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn .
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội (Tiêt 7): Đề bài : Hoạt động tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội (Tiêt 7):
Đề bài : HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN.
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết:
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp đập mạch.
- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 16, 17.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tâm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn .
III.Hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(4 phút )
B.Bài mới
HĐ 1:
Thực hành
( 10 phút )
HĐ 2:
Làm việc với SGK
(13 phút )
HĐ 3:
Trò chơi: Ghép hình
( 6 phút )
Nhận xét, dặn dò:
(2 phút )
-Máu và cơ quan tuần hoàn.
-GV nêu câu hỏi :
+Máu được chia làm mấy phần, đó là những phần nào?
+Cơ quan tuần hoàn gồm có các bộ phận nào?
-GV nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu:
-Biết nghe nhịp đập của tim và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
-Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn ( phía dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.
-Tiến hành:
-Bước 1:
-GV gọi một số HS lên làm mẫucho cả lớp quan sát.
-Bước 2: HS làm việc theo cặp
-Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên
-Bước 3: làm việc cả lớp
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+Khi đặt các đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc cổ tay bạn, em cảm thấy như thế nào?
-GV chỉ định 1 số nhóm trình bày kết quả nghe, đếm nhịp tim và mạch ( khong đòi hỏi HS đếm chính xác).
-Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được, cơ thể sẽ chết
-Liên hệ- gd HS.
-Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm:
-GV yêu cầu HS làm việc theo gợi ý.
-Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ hình 3, T 17 và nêu chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch?
+Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
+Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
-Bước 2: làm việc cả lớp:
-Treo tranh sơ đồ vòng tuần hoàn
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
-Sau mỗi câu, GV cho nhóm khác bổ sung rồi chuyển sang câu khác.
-Kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn, vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều ô xi và chất dinh dưỡng tữ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể đồng thời, nhận khí các- bô- nic và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.Vòng tuần hoàn nhỏđưa máu tw tim đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các- bô- nic rồi trở về tim.
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về 2 vòng tuần hoàn.
-Tiến hành:
-Bước 1: GV cho 2 đội tham gia trò chơi, mỗi đội 5 em.
-Phát cho mỗi đội 1 bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2 vồng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tấm phiếu rời có ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn, quy định trong thời gian 3phút, 2 đội thi đua ghép chữ vào hình. Đội nào hoàn thành trước, ghép chữ vào sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng.
-Bước 2: HS chơi như đã hướng dẫn
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
-2 HS trả lời.
-HS áp tai vào ngực bạn, nghe tim đập 1 phút.
-đếm số nhịp mạch đập của bạn hoặc của mình trong 1 phút.
-1 số HS làm mẫu.
-Thực hành theo cặp.
-HS trả lời.
-1số cặp HS trình bày.
-Nhóm bạn bổ sung
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nắm cách chơi.
-Tham gia chơi.
File đính kèm:
- Tiet7.doc