I.Mục tiêu: Sau bài học, hs bết:
-Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất , Mặt Trời và Mặt Trăng
-Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
-Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất
II, Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK t 118,119
-Giấy A4, mỗi hs một bút vẽ
-Quả địa cầu
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội (tiết 62) Đề bài: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội (tiết 62)
Đề bài: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs bết:
-Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất , Mặt Trời và Mặt Trăng
-Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
-Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất
II, Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK t 118,119
-Giấy A4, mỗi hs một bút vẽ
-Quả địa cầu
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới:
HĐ 1:
Quan sát tranh theo cặp
(10 phút)
HĐ 2:
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
( 12 phút)
HĐ 3:
Trò chơi:Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
(6 phút)
Nhận xét- dặn dò:
(2 phút)
-Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời
-Gv nêu câu hỏi:
+Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? Nêu ví dụ?
-Nhận xét
-Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng
-Tiến hành:
-Bước1: Gv hướng dẫn hs quan sát và trả lời theo gợi ý sau:
+Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
+Nhận xét về độ lớn của Mặt trời, Trái Đất, Mặt Trăng?
-Bước2: Đại diện các nhóm trình bày
-Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần
-Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, hs vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
-Tiến hành:
-Bước1: Gv giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh
+Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
-Em biết gì về Mặt Trăng?
-Gv nói thêm: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu,Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống
-Mở rộng thêm: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ
-Giải thích:
+Tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất? (Vì Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa tự quay xung quanh mình nó. Chu kì ( khoảng thời gian quay được 1 vòng) của 2 chuyển động này gần nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ( nếu nhìn từ cực Bắc xuống)
-Bước2; Hs vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh mình nó như h2 trong SGK t119 vào giấy rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng
-Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh
-Mục tiêu: Cung cấp cho hs những kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
-Tiến hành:
-Bước1:Gv chia lớp thành 4 nhóm
-Hướng dẫn 2 em đại diện cho một nhóm lên đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của t119
-Bước2:các nhóm lần lượt tham gia chơi (mỗi nhóm 2 em)
-Gv nhận xét, tuyên dương
-2 hs đọc mục: “ Bóng đèn toả sáng”
-Nhận xét tiết học
-Dặn hs ôn bài
-Chuẩn bị bài sau: Ngày và đêm trên Trái Đất
-3 hs trả lời
-quan sát và thảo luận theo cặp
-ở giữa là Mặt Trời, tiếp đó là Trái Đất, ngoài cùng là Mặt Trăng, hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất giống hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời-theo hướng từ Tây sang Đông
-Mặt Trời có kích thước lớn nhất, sau đó là Trái Đất, cuối cùng là Mặt Trăng
-đại diện các nhóm trình bày
-bạn bổ sung
-hs lắng nghe
-hs lắng nghe
-vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
-Mặt Trăng có dạng hình cầu, bề mặt Mặt Trăng lồi, lõm, trên Mặt Trăng không có sự sống
-hs lắng nghe
-vẽ theo nhóm đôi, 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau
-hs lắng nghe
-hs tham gia trò chơi
-lớp nhận xét cụ thể về cách quay, chiều quay của bạn đúng chưa?
File đính kèm:
- Tiet62.doc