Tự nhiên xã hội (tiết 23) Đề bài: Phòng cháy khi ở nhà

I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng:

-Xác định một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa

-Nói được những thiệt hại do cháy gây ra

-Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà

-Biết cất diêm, bật lửa xa tầm vơi của em nhỏ

II. Đồ dùng dạy học

-Giáo viên:

-Tranh vẽ phóng to các hình 44,45 SGK

-Sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn

-1 tờ phiếu to ghi câu lệnh của hoạt động1

-1 số đồ vật để hs đóng vai, 1 tò phiếu ghi các thông tin cung cấp cho trò chơi

-Học sinh:

-Thu thập những thiệt hại do cháy gây ra

-Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất gữi chúng

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội (tiết 23) Đề bài: Phòng cháy khi ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội ( tiết 23 ) Đề bài: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng: -Xác định một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa -Nói được những thiệt hại do cháy gây ra -Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà -Biết cất diêm, bật lửa xa tầm vơi của em nhỏ II. Đồ dùng dạy học -Giáo viên: -Tranh vẽ phóng to các hình 44,45 SGK -Sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn -1 tờ phiếu to ghi câu lệnh của hoạt động1 -1 số đồ vật để hs đóng vai, 1 tò phiếu ghi các thông tin cung cấp cho trò chơi -Học sinh: -Thu thập những thiệt hại do cháy gây ra -Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất gữi chúng III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ổn định (1 phút) A.Bài cũ: (5 phút) B.Bài mới: Hoạt động1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra ( 12 phút) HĐ 2: Họat động cá nhân ( 5-7 phút) Hoạt động3: Thảo luận và đóng vai: (7 phút) Hoạt động4: Trò chơi Phản ứng nhanh (5-7 phút) -Nhận xét- dặn dò (2 phút) -Cho cả lớp hát 1 bài -Họat động thần kinh (tt) -Gv nêu câu hỏi: + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học? +Nêu vai trò của não và tuỷ sống? -Gv nhận xét -GT bài -Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích tại sao không được đặt chúng ở gần lửa -Nói được những thiệt hại do cháy gây ra -Tiến hành: -Bước 1: thảo luận nhóm đôi -Gv yêu cầu hs quan sát tranh ở SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của dãy mình -Gv chia mỗi dãy thảo luận một câu hỏi -Bước2: Trình bày của nhóm đôi: -Gv treo tranh 1,2 ( phóng to ) ,SGK t 44,45 -Mời đại diện một số cặp lên trình bày -Nội dung thảo luận: 1.Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1? 2.Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? + Tại sao em bé nghịch với đèn dầu hoả lại có thể gây cháy nhà? + Nếu nhìn thấy một em bé nghịch với đèn dầu hoả, em sẽ làm gì? 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa? + Tại sao bó củi khô bị bắt lửa và gây cháy nhà? 4. Theo bạn, bếp ở hình 2 hay hình1 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao? + Qua tìm hiểu 2 nội dung ở tranh 1 và 2. em thấy bếp nào an toàn hơn trong cách xếp đặt, phòng cháy? -Liên hệ và giáo dục: -Nếu chọn bếp ở hình 2, em hãy quan sát bếp ở nhà mình, nếu chưa gọn gàng thì em tự xếp đặt lại -Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp -Mục tiêu: Nêu được những vật có thể gây cháy bất ngờ ở nhà mình -Nêu được những nguyên nhân gây cháy bất ngờ ở địa phương -Tiến hành: -Bước1: Động não +Ghi lại những vật có thể gây cháy bất ngờ ở nhà em + Ghi lại những nguyên nhân nào có thể gây cháy bất ngờ ở địa phương em -Bước2: Gọi một số hs trình bày -GV hỏi: + Tại sao tàn hương có thể gây cháy nhà? +Đốt vàng mã tại sao lại gây cháy nhà? +Tại sao đốt rác có thể gây cháy? -Kết luận: Những vật mà các em vừa nêu như bật lửa, diêm, dầu hoả, xăng đều có thể gây cháy bất ngờ nếu để gần lửa -Mục tiêu -Nêu được những việc cần làm để phòng cháy ở nhà -Biết cất diêm, bật lửa xa tầm với của em nhỏ -Tiến hành: -Bước1: Thảo luận, đóng vai,xử lí tình huống -Gv lần lượt nêu từng tình huống (4 tình huống) -Mỗi dãy các em sẽ thảo luận 1 tình huống và tự phân công nhau để đóng vai để xử lí tình huống của dãy mình. Các em thảo luận nhóm 6 trong thời gian 3 phút +Tình huống 1: Một em bé đang ngồi, tay cầm bật lửa và diêm để chơi trò đốt pháo hoa +Tình huống 2: Hai bạn đi mua dầu hoả về, bạn Khánh lấy can dầu hoả châm thêm vào bếp dầu dang cháy +Tình huống 3: Lan đi học về, thấy ông đang nấu nước, bên cạnh ông có một bếp dầu hoả và một bó củi để gần bếp lửa +Tình huống 4: Hùng chuẩn bị đi sinh nhật bạn , lúc đó, chị Hằng đang nấu cơm, nồi cơm đang sôi -Bước2: Các nhóm trình bày -Gv mời đại diện các nhóm trình bày -Nhận xét +Kết luận: Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không dể các thứ đễ cháy ở gần bếp.Khi đun nấu, phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong, không được nghịch lửa -Mục tiêu: Hs biết phản ứng về cháy và chữa cháy -Tiến hành: -Bước 1: Gv hướng dẫn cách chơi- thực hiện theo nhóm đôi -Gv cung cấp một số thông tin như: bình chữa cháy, cát, xăng, gọi 114 ( thẻ rời ) và một số câu lệnh như: “ Cháy”, “ An toàn” , “ Chữa cháy” -Cách chơi: Ví dụ: Cô gọi Duyên thì Duyên và người bạn cùng bàn đứng lên, cô hô to: “ Cháy” – hai bạn sẽ lần lượt nêu nhanh những vật gây chaý như: “ Lửa, xăng”, nếu nói đúng, hai bạn sẽ đưa ra một lệnh khác và gọi hai bạn khác… Trò chơi cứ tiếp tục như thế, Gv có thể đảo ngược tình huống để trò chơi thêm sinh động -Bước 2: Mời hs tham gia -Gv nhận xet, tuyên dương -Hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp cháy -Tổng kết bài- 1 hs đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng” -Nhận xét tiết học -Dặn dò hs học bài -Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường -cả lớp hát -2 hs trả lời -thảo luận nhóm đôi -4 hs sinh đọc câu hỏi -4 cặp lên trình bày Các nhóm bổ sung -diêm, đèn dầu, can dầu, củi khô, thùng cót -có thể bị vì nghịch lửa, có thể gây cháy nhà -làm ngã đèn dầu, lửa cháy lan ra xung quanh gây cháy nhà -em tắt đèn, cất đèn, để xa tầm với của em nhỏ, khuyên em đừng nghịch lửa -gây cháy cả căn nhà -vì khi củi cháy sẽ nổ, bén tàn lửa ra xung quanh, tàn lửa dính vào củi, nếu không có người, củi sẽ bốc lửavà gây cháy nhà -bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vị mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp -bếp ở hình 2 -hs tự ghi lại những vật dễ gây cháy -bật lửa, diêm, can dầu hoả, củi khô, tàn hương, tàn thuốc… -đốt kiến, đốt rác, đốt chuột, đốt vàng mã -hs tự trả lời -các bạn bổ sung -các nhóm thảo luận để đóng vai -mời đại diện các nhóm trình bày -nhóm bạn nhận xét -hs lắng nghe để biết cách chơi -hs tham gia chơi

File đính kèm:

  • docTiet23.doc
Giáo án liên quan